Dự kiến từ đầu năm 2018, mức lương tối thiểu sẽ được Chính phủ điều chỉnh tăng lên chút đỉnh (ảnh minh hoạ)
Kết quả bỏ phiếu, đã có 6/14 thành viên hội đồng bỏ phiếu mức tăng 7%; 8/14 phiếu bỏ cho phương án tăng 6,5%.
“Như vậy Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ chốt phương án tăng lương tối thiểu 6,5%, tức tăng từ 180.000 đồng đến 230.000 tùy từng vùng để trình Chính phủ quyết định” - Chủ tịch hội đồng tiền lương quốc gia nói khi mở đầu cuộc trao đổi với báo chí sau phiên họp thứ 3 kết thúc.
Trước đó, trong phiên họp lần thứ nhất, hai bên tham gia là đại diện người lao động và đại diện bên sử dụng lao động đã không thể thống nhất tỷ lệ tăng lương tối thiểu vùng.
Phía đại diện người lao động là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất mức tăng 13,3%, tức từ 370.000-450.000 đồng/tháng, tương đương mức tăng so với năm 2017.
Trong khi đó, đại diện cho phía người sử dụng lao động là VCCI lại đề xuất không tăng hoặc tăng tối đa ở mức dưới 5%.
Tới phiên họp giải trình diễn ra ngày 28-7 vừa qua, cả hai phía người lao động và chủ sử dụng lao động đều thay đổi tỷ lệ đưa ra trước đó.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chấp nhận giảm tỷ lệ tăng lương năm 2018 xuống còn 8%, còn VCCI chấp thuận tăng lương tối thiểu ở mức 5%. Do chênh lệch tỷ lệ hai bên đưa ra vẫn ở mức 3% và chưa thể đồng thuận, Hội đồng tiền lương quốc gia đã quyết định tạm dừng.
Trước đó, mức lương tối thiểu vùng trong năm 2017 đã được điều chỉnh tăng 7,3%.
Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng theo Nghị định 153/2016 có hiệu lực từ ngày 1-1-2017 quy định mức lương tối thiểu đối với lao động vùng 1 là 3,75 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 3,32 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 2,9 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 2,58 triệu đồng/tháng.
Với mức tăng theo đề xuất này, nếu được Chính phủ đồng ý, từ 1-1-2018, mức lương tối thiểu vùng 1 sẽ là 3,98 triệu đồng/tháng, vùng 2 sẽ là 3,53 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,09 triệu đồng/tháng và vùng 4 sẽ là 2,76 triệu đồng/tháng.
Kết quả bỏ phiếu, đã có 6/14 thành viên hội đồng bỏ phiếu mức tăng 7%; 8/14 phiếu bỏ cho phương án tăng 6,5%.
“Như vậy Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ chốt phương án tăng lương tối thiểu 6,5%, tức tăng từ 180.000 đồng đến 230.000 tùy từng vùng để trình Chính phủ quyết định” - Chủ tịch hội đồng tiền lương quốc gia nói khi mở đầu cuộc trao đổi với báo chí sau phiên họp thứ 3 kết thúc.
Trước đó, trong phiên họp lần thứ nhất, hai bên tham gia là đại diện người lao động và đại diện bên sử dụng lao động đã không thể thống nhất tỷ lệ tăng lương tối thiểu vùng.
Phía đại diện người lao động là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất mức tăng 13,3%, tức từ 370.000-450.000 đồng/tháng, tương đương mức tăng so với năm 2017.
Trong khi đó, đại diện cho phía người sử dụng lao động là VCCI lại đề xuất không tăng hoặc tăng tối đa ở mức dưới 5%.
Tới phiên họp giải trình diễn ra ngày 28-7 vừa qua, cả hai phía người lao động và chủ sử dụng lao động đều thay đổi tỷ lệ đưa ra trước đó.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chấp nhận giảm tỷ lệ tăng lương năm 2018 xuống còn 8%, còn VCCI chấp thuận tăng lương tối thiểu ở mức 5%. Do chênh lệch tỷ lệ hai bên đưa ra vẫn ở mức 3% và chưa thể đồng thuận, Hội đồng tiền lương quốc gia đã quyết định tạm dừng.
Trước đó, mức lương tối thiểu vùng trong năm 2017 đã được điều chỉnh tăng 7,3%.
Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng theo Nghị định 153/2016 có hiệu lực từ ngày 1-1-2017 quy định mức lương tối thiểu đối với lao động vùng 1 là 3,75 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 3,32 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 2,9 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 2,58 triệu đồng/tháng.
Với mức tăng theo đề xuất này, nếu được Chính phủ đồng ý, từ 1-1-2018, mức lương tối thiểu vùng 1 sẽ là 3,98 triệu đồng/tháng, vùng 2 sẽ là 3,53 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,09 triệu đồng/tháng và vùng 4 sẽ là 2,76 triệu đồng/tháng.
Nguồn: ĐỨC BÌNH/ báo Tuổi Trẻ
............
Tiền lương, thưởng, phụ cấp, thu nhập
..........
Tin tức
Năm 2017
- Lương không đủ sống, công nhân tăng năng suất lao động kiểu gì? (8/2017)
- Điều chỉnh cách tính lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ 1/7/2017
- Tạm dừng phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia vì chưa tìm được tiếng nói chung (7/2017)
- Chỉ 16,1% người lao động có tích lũy, thu nhập rất thấp (7/2017)
- Từ 01/01/2018: có thể bị phạt tù đến 03 năm nếu sa thải người lao động trái pháp luật
- Vì sao hơn 2,5 triệu lao động xin lĩnh BHXH một lần? (7/2017)
- 'Robot cướp việc' con người đã đến Việt Nam: 90% công nhân ở một nhà máy Bình Dương đã phải nghỉ việc vì robot! (7/2017)
- Bán công ty để... thoát nợ BHXH (7/2017)
- Tình trạng sa thải NLĐ trên 40 tuổi: Sửa luật để doanh nghiệp không thể lách luật (7/2017)
- Dân số Việt Nam đang già với tốc độ nhanh gấp 4 lần nước giàu (7/2017)
- Người lao động ồ ạt lĩnh BHXH 1 lần (7/2017)
- Lương tối thiểu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực (7/2017)
- TP.HCM: Trả hồ sơ tuất trực tiếp cho thân nhân qua bưu điện (7/2017)
- TP. Hồ Chí Minh kiến nghị điều chỉnh chính sách BHXH (7/2017)
- Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất 13,3%, VCCI chỉ muốn dưới 5% (6/2017)
- Nhiều lao động rời xa quỹ hưu trí, chọn hưởng BHXH một lần (6/2017)
- Phát hiện nhiều trường hợp trục lợi Bảo hiểm y tế (6/2017)
- Xuất khẩu lao động: Tranh giành hợp đồng, người lao động lãnh đủ (6/2017)
- Người lao động cũng muốn "trốn" tham gia BHXH (6/2017)
- Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN (5/2017)
- Trục lợi 'chùm khế ngọt' bảo hiểm y tế hàng trăm tỉ (5/2017)
- BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài: yếu cơ sở, thiếu ngoại trừ (5/2017)
- Giảm mức đóng BHXH bắt buộc cho doanh nghiệp (5/2017)
- Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động (4/2017)
- Nhức nhối nợ bảo hiểm xã hội (4/2017)
- Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Phải có tiêu chí cho người “ở lại” (4/2017)
- Doanh nghiệp gian lận hay trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự (từ 1/1/2018)
- Doanh nghiệp nợ BHXH: Quá khó khi năng suất lao động thấp và tỷ lệ đóng cao (12/2016)
Quốc tế
- Nhật Bản làm việc từ xa, còn Việt Nam chúng ta? (7/2017)
- Mỹ: Ngày càng nhiều người làm việc qua tuổi 70 (7/2017)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét