Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Công đoàn: Nhọc nhằn nhận ủy quyền khởi kiện

CLB GĐNS: Theo quan điểm của chúng tôi, quá trình tham gia, giải quyết một vụ án về tranh chấp lao động là khá phức tạp, đòi hỏi kiến thức và sự chuyên nghiệp. Do vậy NLĐ cần tìm luật sư để được tư vấn, hướng dẫn. 

Được người lao động ủy quyền khởi kiện thể hiện sự tin cậy đối với tổ chức Công đoàn nhưng trong thực tế việc này không đơn giản. "Khởi kiện một vụ án lao động không đơn giản vì nó không chỉ gói gọn các kiến thức trong Bộ Luật Lao động mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp lý khác. Điều đó là một thách thức rất lớn đối với cán bộ Công đoàn (CĐ) khi nhận ủy quyền khởi kiện. Muốn bảo vệ được người lao động (NLĐ), cán bộ CĐ phải có kiến thức, kỹ năng, sự kiên trì và tấm lòng với NLĐ". Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, chia sẻ như vậy sau khi nhận ủy quyền khởi kiện của NLĐ tại một doanh nghiệp (DN) đóng trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP HCM mới đây.

Người lao động Công ty CP 710 chuẩn bị hồ sơ ủy quyền cho Công đoàn khởi kiện công ty ra tòa


Phải có kỹ năng thuyết phục

Từng nhận ủy quyền nhiều vụ kiện của NLĐ, ông Nguyễn Hữu Trí, cán bộ LĐLĐ huyện Bình Chánh, TP HCM hoàn toàn đồng tình với chia sẻ trên. Kinh nghiệm mà ông Trí đúc kết là cả DN và NLĐ đều không chuyên nghiệp khi hành xử. Đối với DN, nhiều khi biết mình sai rành rành nhưng lại sĩ diện, nhất quyết không chịu thua. Thay vì giải quyết quyền lợi cho NLĐ ngay từ đầu thì DN lại thách thức NLĐ kiện ra tòa. Hậu quả là khi thua kiện thì số tiền DN phải bồi thường cao gấp nhiều lần và còn bị mất uy tín. Theo ông Trí, thực tế có tâm lý "quê là khó huề". Phổ biến nhất là việc DN kỳ thị NLĐ khi đi thưa kiện. Ngược lại cũng có trường hợp NLĐ nhờ kiện giùm để được công ty xin lỗi cho hả dạ chứ không phải để đòi quyền lợi. Gặp những trường hợp như vậy, cán bộ CĐ phải kiên trì giải thích, chỉ rõ những điều có lợi và bất lợi cho hai bên để họ chấp nhận phương án giải quyết, tránh để các phiên xử kéo dài dây dưa.

Vừa hoàn thành một loạt vụ kiện của NLĐ một công ty nọ, ông Phạm Nam Thắng, cán bộ LĐLĐ quận Thủ Đức, nhìn nhận: Trong các vụ tranh chấp tập thể, nhiều cảm xúc, nghi ngờ đan xen vì vậy trước tiên phải tìm cách hạ nhiệt rồi mới tìm hiểu, nắm bắt được thực chất của tranh chấp và có giải pháp thích hợp.

Ông Thắng chia sẻ kinh nghiệm: "Vụ kiện vừa qua, chúng tôi nhận ủy quyền đại diện của tập thể NLĐ kiện công ty. Thế nhưng khi được tòa xử thắng kiện thì hiểu cái khó của chủ, NLĐ đã tự nguyện góp tiền trả án phí giùm cho chủ mấy chục triệu đồng. Thực tình tôi cũng không ngờ tới.

Trước đó, trong quá trình theo đuổi vụ kiện, tôi đã phân tích để DN hiểu cái sai của mình, đồng thời cũng phân tích cho NLĐ thấy các khó khăn của DN. Nhờ vậy hai bên đã hiểu và cảm thông với nhau".

Biết càng nhiều càng tốt

Theo nhiều cán bộ CĐ, dù là một vụ kiện lao động nhưng nếu không nắm vững các quy định pháp luật khác thì cũng khó tự tin thực hiện nhiệm vụ. Đơn cử như vụ kiện một DN cũng nằm trên địa bàn quận Thủ Đức, TP HCM mới đây. Thời gian gấp rút, tài sản của công ty lại nằm trong diện thi hành án một vụ án khác, nếu không khởi kiện kịp trong thời hạn cho phép thì NLĐ có nguy cơ mất trắng quyền lợi. Sau khi tìm hiểu, cán bộ CĐ biết có thể thực hiện ủy quyền ngay tại chỗ để rút ngắn thời gian. Thế là vướng mắc được giải quyết nhanh chóng.

Một vụ việc khác tại huyện Hóc Môn, TP HCM, sau khi xảy ra tai nạn lao động, chủ DN chối bay, chối biến; còn NLĐ thì chẳng có tờ giấy lận lưng! Cán bộ CĐ huyện phải truy tìm trong đống hồ sơ khai báo lao động, thuế má của DN để tìm ra một mẫu giấy nhỏ xíu nhưng có thể chứng minh rằng NLĐ đã từng làm việc cho DN.

Đến khi ra tòa, thấy tình hình có vẻ không ổn, cán bộ CĐ được ủy quyền yêu cầu đổi luôn thẩm phán. Nhờ vậy cuối cùng đã đòi được quyền lợi cho NLĐ.

Phải kiên trì vì thường kéo dài

Theo ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, ngày càng có nhiều vụ việc NLĐ ủy quyền cho CĐ khởi kiện. Tuy nhiên cơ chế cho việc khởi kiện án lao động vẫn còn khá nhiêu khê.

Đơn cử như thời hạn giải quyết vụ án. Quy định là từ 2-4 tháng nhưng thực tế chẳng có vụ nào đạt được trong thời hạn đó. Hay như khi tòa án gửi văn bản đề nghị xác minh đến một số cơ quan nhà nước, các cơ quan này không bị ràng buộc phải trả lời trong thời gian bao lâu... Điều này làm cho các vụ kiện kéo dài, NLĐ phải chờ đợi mỏi mòn.

Nguồn: Bạch Đằng/ báo NLĐ ngày 25/9/2017
.........

Vụ án lao động 

Gồm 4 phần:
1. Quy định của pháp luật về tố tụng lao động
2. Các mẫu đơn từ trong một vụ án lao động
3. Một số vụ án lao động tiêu biểu (với bình luận của luật sư)
4. Biểu mẫu tố tụng lao động (do Toà án ban hành)
.......

1. Quy định của pháp luật về tố tụng lao động:
  1. Thế nào là: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
  2. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
  3. Những tranh chấp về lao động thường dẫn đến kiện tụng 
  4. Các giai đoạn giải quyết một vụ án lao động (sơ đồ tóm lược)
  5. Trình tự, thủ tục giải quyết một vụ án lao động
  6. Vấn đề chứng cứ và chứng minh trong vụ án lao động
  7. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án lao động 
  8. Hướng dẫn nộp Đơn khởi kiện vụ án lao động
  9. Vấn đề án phí trong vụ án lao động
  10. Thế nào là hoà giải trong tố tụng lao động

2. Các mẫu đơn từ trong vụ án lao động

  1. Đơn khởi kiện vụ án lao động
  2. Đơn trình bày về nội dung khởi kiện
  3. Đơn trình bày và giao nộp chứng cứ
  4. Đơn đề nghị thu thập chứng cứ
  5. ...vv 

......

3. Một số vụ án lao động tiêu biểu:
  1. Vụ án 001: "Tranh chấp về trợ cấp thôi việc, BHXH và bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp HĐLĐ"
  2. Hết thời hiệu khởi kiện vụ án lao động, Toà vẫn thụ lý xét xử là sai quy định
  3. Bị sa thải và dán ảnh nơi công cộng, nữ nhân viên khởi kiện công ty
  4. Bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NLĐ khởi kiện và thắng kiện sau 6 lần xét xử
  5. Vi phạm cam kết làm việc sau khi được gửi đi đào tạo ờ nước ngoài, NLĐ bị kiện
  6. Lao động sinh con thứ 3 khiếu kiện cty khóa Việt Tiệp sa thải sai quy định
  7. Giám đốc nhân sự bị sa thải trái luật được bồi thường hơn 900 triệu đồng
  8. Được bồi thường hơn 118 triệu đồng vì bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
  9. Kỹ sư Lê Văn Tạch bị Toyota kỷ luật vì gửi thư làm phiền Tổng giám đốc
  10. Sa thải nhân viên theo Thoả ước lao động trái luật, công ty bị thua kiện
  11. Sa thải trái pháp luật, công ty PMC phải bồi thường cho NLĐ trên 300 triệu đồng 

.......

4. Biểu mẫu tố tụng:
(Do Toà án ban hành)
  1. Thông báo về việc thụ lý vụ án lao động
  2. Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
  3. Giấy triệu tập tham dự phiên hoà giải và kiểm tra chứng cứ
  4. Biên bản hoà giải và kiểm tra chứng cứ
  5. Biên bản hoà giải không được
  6. Biên bản hoà giải không thành
  7. Biên bản hoà giải thành
  8. Quyết định công nhận thoả thuận của các bên đương sự
  9. Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
  10. Giấy triệu tập tham dự phiên toà sơ thẩm
  11. Bản án sơ thẩm
  12. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm
  13. Bản án phúc thẩm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét