Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

“Bó tay” với trục lợi trợ cấp thất nghiệp?

Từ đầu năm 2017 đến nay, cơ quan chức năng T PHCM phát hiện 957 người lao động đang có việc làm song vẫn nhận trợ cấp thất nghiệp, với tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng Song song đó, qua kiểm toán, phát hiện 720 trường hợp khác vừa có việc làm vừa nhận trợ cấp thất nghiệp từ các năm 2012, 2013, với số tiền hơn 10 tỉ đồng. Hiện cơ quan chức năng đang… đi đòi lại số tiền trên.

Đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp ở Trung tâm Dịch vụ việc làm TP HCM (ảnh minh hoạ)



Vừa làm việc, vừa… thất nghiệp

Ngay sau khi nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, chị Đ.T.H.Tr. (26 tuổi, Công ty TNHH Industrielle Beteiligung) có việc làm mới. Tuy nhiên, chị Tr. không thông báo cho Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM (nơi làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp) về tin vui này để nhận lại hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp. Đến khi chị Tr. đi làm, đóng bảo BHXH ở nơi làm việc mới, BHXH TP HCM mới phát hiện ra thời gian gián đoạn công việc của chị Tr. rất ngắn - chưa đến 15 ngày. Việc chi trả trợ cấp dừng lại và BHXH TP HCM đưa ra yêu cầu thu hồi số tiền 6,3 triệu đồng trợ cấp thất nghiệp chị Tr. đã lãnh. Trường hợp anh T.A.Q. (41 tuổi, Công ty cổ phần Phát triển và cung ứng nhân lực Á Châu) còn không hề gián đoạn công việc, song vẫn nhận trợ cấp thất nghiệp 7,2 triệu đồng. Thời gian đóng BHXH bắt buộc của anh Q. đồng thời với thời gian anh hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đó là 2 trong nhiều trường hợp vừa làm việc, vừa nhận trợ cấp thất nghiệp. Nhiều trường hợp khác, người lao động quên hoặc cố tình giấu, không thông báo tình trạng có việc làm và cơ quan chức năng cũng không phát hiện ra ngay. Mọi việc chỉ phát lộ khi người lao động (NLĐ) đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm, trợ cấp lần nữa. Mới đây, trong lần đến làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp lần 2, chị Đ.T.H. (51 tuổi, Công ty cổ phần Chế biến nông sản xuất khẩu Sài Gòn - Việt Hưng) bị phát hiện trước đó (lần 1) đã nhận gần 7 triệu đồng không đúng quy định.


Đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa thu hồi đủ tổng số tiền 10 tỉ đồng của 720 trường hợp nhận trợ cấp thất nghiệp sai quy định nói trên. Trong số này, nhiều người đã nhận trợ cấp với số tiền "khủng": anh Nguyễn Trần Huân (ngụ phường 7, quận 8) lãnh 67 triệu đồng, chị Vũ Thị Hải Liên (phường 22, quận Bình Thạnh) 73,5 triệu đồng, anh Phan Nam Trân (phường 16, quận Gò Vấp) và chị Nguyễn Thị Vinh Hoa (phường Tân Phú, quận 7) lãnh mỗi người 75,6 triệu đồng… Sau nhiều năm ròng rã đòi, đến nay cơ quan chức năng mới thu hồi được 5,7 tỉ đồng của 424 người. Trung tâm Dịch vụ việc làm TP HCM đã "bêu tên" trên website Cổng thông tin việc làm TP HCM tên và địa chỉ của 511 NLĐ cố tình lờ việc nộp lại trợ cấp thất nghiệp đã nhận sai quy định. Đồng thời, trụ sở 8 điểm, chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp ở các quận, huyện của TP HCM cũng "bêu tên" gần 250 người vi phạm điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

DN và NLĐ bắt tay nhau trục lợi

Theo số liệu của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP HCM, trong 7 tháng đầu năm, TP HCM có 85.000 người đăng ký thất nghiệp, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ. Nếu NLĐ có việc làm mới, thì theo quy định sẽ chấm dứt ngay hưởng trợ cấp thất nghiệp; số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại sẽ được bảo lưu. Tuy nhiên, nhiều NLĐ vừa có việc làm mới, vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp, mà không tự động khai báo.

Theo ông Trần Xuân Hải, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm T PHCM, trung tâm cũng không biết và không có công cụ để nhận biết ngay những NLĐ đã có việc làm mới ở DN nào. Những trường hợp gian lận chỉ được nhận biết khi họ làm việc chính thức, đóng BHXH ở nơi làm việc mới. Song khi đó, rất nhiều trường hợp đã "ăn gian" được vài tháng tiền trợ cấp thất nghiệp rồi.

Ông Trần Dũng Hà, Trưởng phòng Chế độ (BHXH TP HCM), phân tích: Thời gian thử việc được xem là có việc mới. Nếu sau thời gian thử việc, người lao động được ký hợp đồng làm việc chính thức, có lồng ghép thời gian thử việc, thì thời gian thử việc trước đó phải đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Và lúc này, doanh nghiệp phải truy đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ trong thời gian thử việc. Việc này vô tình dẫn tới trạng huống NLĐ "gian lận", vừa đóng bảo hiểm (có việc làm mới), vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

"Hơn nữa, cách tính hưởng trợ cấp thất nghiệp là theo ngày (ví dụ từ ngày 25-3 đến ngày 25-7), còn thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp lại tính theo tháng (ví dụ có việc làm mới từ ngày 24-7 và đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp luôn tháng 7), nên xảy ra tình trạng trùng lắp vừa đóng vừa hưởng. Như thế, khả năng phải thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp là rất cao", ông Trần Dũng Hà đánh giá.

Cũng theo ông Hà, NLĐ và DN còn cố tình lách luật bằng cách sau thời gian thử việc, ký hợp đồng làm việc mới hoàn toàn, không tính đến thời gian thử việc. Điều đó đồng nghĩa, có một giai đoạn NLĐ vẫn "âm thầm" vừa nhận lương vừa nhận trợ cấp thất nghiệp; DN "trốn" đóng BHXH mấy tháng, còn cơ quan chức năng tuy biết vậy song… không làm gì được, cả với DN và NLĐ!

Khó xử phạt NLĐ

Theo Điều 27 Nghị định 88/2015, nếu NLĐ kê khai không đúng sự thật khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, không thông báo có việc làm mới khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng, bị thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp đã nhận và không được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp. Quy định là vậy, nhưng đến nay gần như không xử phạt được NLĐ, thậm chí có mời nhưng người lao động cũng không đến nhận quyết định xử phạt. "Chưa có quy định pháp luật nào xử lý được tình trạng này", ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH T PHCM, nhận xét. Để khắc phục việc trục lợi trợ cấp thất nghiệp, theo ông Trần Dũng Hà, cần phải có quy định chặt chẽ, sớm "vá" các lỗ hổng pháp lý và có sự phối hợp giữa các tỉnh, thành trong kiểm soát tình trạng người lao động có việc làm mới, cũng như thu hồi tiền trợ cấp hưởng sai. Nếu cứ làm thủ công như hiện nay thì không bao giờ xử lý triệt để được tình trạng trục lợi trợ cấp thất nghiệp.

Nguồn: ĐƯỜNG LOAN (Báo SGGP) ngày 29/8/2017

........

Bài liên quan:

  1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
  2. Giới thiệu & Mục lục Luật việc làm (năm 2013)
  3. Đối tượng tham gia & chế độ Bảo hiểm thất nghiệp
  4. Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 01/06/2017 (mới nhất)
  5. Quy định về Bảo hiểm thất nghiệp
  6. Mức đóng BHTN & Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
  1. Trình tự, thủ tục tham gia Bảo hiểm thất nghiệp
  2. Thủ tục hưởng Trợ cấp thất nghiệp
  3. Hồ sơ, thủ tục xin hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho Người lao động

.......

Tin tức

Năm 2017
  1. Vì sao NLĐ thích nhận trợ cấp BHXH một lần (8/2017)
  2. Từ 31/8/2017: Việc kiểm định kỹ thuật An toàn lao động thuộc quản lý của Bộ Công Thương (8/2017)
  3. 600.000 lao động rút khỏi bảo hiểm xã hội mỗi năm (8/2017)
  4. Hơn 90% người lao động không muốn tăng tuổi nghỉ hưu (8/2017)
  5. Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân tham gia BHXH, BHYT (8/2017)
  6. Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài qua mạng (8/2017)
  7. Mức hưởng BHYT đối với thân nhân viên chức quốc phòng (8/2017)
  8. Một số thay đổi về cấp sổ BHXH và thẻ BHYT theo mã số (8/2017)
  9. Người dân có thể mua BHYT tại bưu điện xã (8/2017)
  10. Đề xuất tăng lương tối thiểu 2018 lên 6,5%, từ 180.000-230.000 đồng (8/2017)
  11. Lương không đủ sống, công nhân tăng năng suất lao động kiểu gì? (8/2017)
  12. Điều chỉnh cách tính lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ 1/7/2017
  13. Tạm dừng phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia vì chưa tìm được tiếng nói chung (7/2017)
  14. Chỉ 16,1% người lao động có tích lũy, thu nhập rất thấp (7/2017)
  15. Từ 01/01/2018: có thể bị phạt tù đến 03 năm nếu sa thải người lao động trái pháp luật
  16. Vì sao hơn 2,5 triệu lao động xin lĩnh BHXH một lần? (7/2017)
  17. 'Robot cướp việc' con người đã đến Việt Nam: 90% công nhân ở một nhà máy Bình Dương đã phải nghỉ việc vì robot! (7/2017)
  18. Bán công ty để... thoát nợ BHXH (7/2017)
  19. Tình trạng sa thải NLĐ trên 40 tuổi: Sửa luật để doanh nghiệp không thể lách luật (7/2017)
  20. Dân số Việt Nam đang già với tốc độ nhanh gấp 4 lần nước giàu (7/2017)
  21. Người lao động ồ ạt lĩnh BHXH 1 lần (7/2017)
  22. Lương tối thiểu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực (7/2017)
  23. TP.HCM: Trả hồ sơ tuất trực tiếp cho thân nhân qua bưu điện (7/2017)
  24. TP. Hồ Chí Minh kiến nghị điều chỉnh chính sách BHXH (7/2017)
  25. Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất 13,3%, VCCI chỉ muốn dưới 5% (6/2017)
  26. Nhiều lao động rời xa quỹ hưu trí, chọn hưởng BHXH một lần (6/2017)
  27. Phát hiện nhiều trường hợp trục lợi Bảo hiểm y tế (6/2017)
  28. Xuất khẩu lao động: Tranh giành hợp đồng, người lao động lãnh đủ (6/2017)
  29. Người lao động cũng muốn "trốn" tham gia BHXH (6/2017)
  30. Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN (5/2017)
  31. Trục lợi 'chùm khế ngọt' bảo hiểm y tế hàng trăm tỉ (5/2017)
  32. BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài: yếu cơ sở, thiếu ngoại trừ (5/2017)
  33. Giảm mức đóng BHXH bắt buộc cho doanh nghiệp (5/2017)
  34. Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động (4/2017)
  35. Nhức nhối nợ bảo hiểm xã hội (4/2017)
  36. Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Phải có tiêu chí cho người “ở lại” (4/2017)
  37. Doanh nghiệp gian lận hay trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự (từ 1/1/2018)
  38. Doanh nghiệp nợ BHXH: Quá khó khi năng suất lao động thấp và tỷ lệ đóng cao (12/2016) 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét