Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Người lao động tự do đang ... ở bên lề!

Tháng 8/2017, theo Tổng cục Thống kê, với dân số khoảng 93,7 triệu người, Việt Nam có 54,5 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong số này, chỉ khoảng 13 triệu người tham gia BHXH bắt buộc và 200.000 người tham gia BHXH tự nguyện. Như vậy, một số lượng rất lớn người lao động (NLĐ) tự do, lao động trong khu vực phi chính thức chưa được đảm bảo an sinh xã hội. Thực tế này là do ý thức của NLĐ? Điều này đúng, nhưng không phải là mấu chốt của vấn đề. Nguyên nhân chính là NLĐ tự do đang bị các chính sách đặt bên lề.

Một số lượng rất lớn người lao động tự do, lao động trong khu vực phi chính thức chưa được đảm bảo an sinh xã hội. Ảnh: NGUYỄN NAM



Bất cập trong chính sách BHXH tự nguyện

Theo quy định hiện hành, BHXH tự nguyện chỉ bao gồm hai quyền lợi là hưu trí và tử tuất trong khi BHXH bắt buộc gồm năm quyền lợi: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, và tử tuất. Mặc dù mức đóng góp vào quỹ khác nhau thì được đảm bảo khác nhau nhưng có một sự phân biệt đối xử giữa hai nhóm NLĐ. Nếu người tham gia BHXH tự nguyện được đảm bảo đủ các quyền lợi như BHXH bắt buộc, việc tính toán lại tỷ lệ đóng góp sẽ có nhiều thay đổi theo hướng tích cực (giảm xuống) vì số lượng người tham gia vào quỹ sẽ tăng lên nhiều, nguyên tắc số đông trong bảo hiểm sẽ phát huy tác dụng của mình. Không những thế, việc triển khai và quyền lợi của BHXH tự nguyện, nhất là quyền lợi hưu trí, chưa có tính cạnh tranh với bảo hiểm nhân thọ.


Với những bất cập hiện thời của BHYT bắt buộc như thủ tục nhiêu khê, chất lượng dịch vụ thấp, phạm vi bảo hiểm hạn chế, BHYT tự nguyện rất khó thu hút được người lao động tự do tham gia. Không khó để thấy rằng nhiều trường hợp tham gia BHYT tự nguyện xuất phát từ rủi ro đạo đức (moral hazard). Việc tách rời BHXH và BHYT tự nguyện phần nào cũng là một rào cản trong việc khuyến khích người lao động tự do tham gia vào hệ thống an sinh xã hội.

Kinh nghiệm từ nước Pháp

NLĐ tự do, với đặc thù công việc không ổn định, liên tục, thì cần có một quỹ an sinh xã hội riêng. Theo hiểu biết của người viết, Pháp là một trong những nước có hệ thống an sinh xã hội tốt nhất thế giới và việc tổ chức quỹ an sinh xã hội của họ rất linh hoạt. Một số điểm nổi bật của hệ thống an sinh xã hội Pháp có liên quan đến người lao động tự do mà Việt Nam có thể tham khảo như:

Thứ nhất, tồn tại nhiều quỹ an sinh xã hội (gồm cả BHXH và BHYT) khác nhau. Chẳng hạn, do đặc thù ngành nghề mà có nhiều quỹ khác nhau bên cạnh ba quỹ lớn nhất là quỹ của NLĐ hưởng lương (CPAM), quỹ NLĐ tự do có đăng ký (RSI), quỹ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (MSA). Quỹ RSI dành cho những người lao động tự do, tự kinh doanh hay cung cấp một dịch vụ nào đó có một mức tối đa về doanh thu, nếu vượt quá thì phải chuyển sang quỹ khác. Căn cứ để đóng góp là doanh thu và tỷ lệ đóng góp thường ngang với tỷ lệ đóng góp của người lao động trong trường hợp hưởng lương. Như vậy, dù thiếu phần đóng góp của người sử dụng lao động nhưng các quyền lợi của NLĐ tự do trong quỹ RSI không khác gì nhiều so với NLĐ hưởng lương (trừ trường hợp lao động tự do phải đạt doanh thu tối thiểu mới được tính quyền lợi hưu trí). Nếu có sự thay đổi công việc, việc chuyển đổi sang quỹ an sinh xã hội khác rất dễ dàng. Ví dụ một người chạy xe dịch vụ Uber toàn thời gian, đăng ký vào quỹ RSI, sau một thời gian nếu đi làm hưởng lương thì sẽ chuyển sang quỹ CPAM và mọi quyền lợi được bảo lưu, tiếp tục.

Thứ hai, việc tính lương tối thiểu theo giờ (hiện nay ở Pháp là 9,76 euro/giờ trước thuế) giúp cho NLĐ tự do trong một số công việc mang tính thời vụ, làm việc theo giờ, theo ngày có đủ căn cứ để tham gia vào quỹ an sinh xã hội. Bên cạnh đó, để thuận tiện hơn trong việc đảm bảo quyền lợi của NLĐ tự do, một hệ thống chi phiếu việc làm (chèque emploi) được triển khai đối với những lao động tự do không đăng ký, như sinh viên làm thêm, người làm thời vụ. Người sử dụng lao động mua chi phiếu này từ một cơ quan chính phủ, trả cho NLĐ theo lượng công việc hoàn thành với giá thỏa thuận, sau đó NLĐ quy đổi chi phiếu này thành tiền qua Internet. Giá của chi phiếu đã bao gồm các mức đóng góp BHXH và BHYT cũng như các đóng góp xã hội khác. NLĐ tự do, vì thế, khi cung cấp dịch vụ cho nhiều người khác nhau thì dồn tích được hết các quyền lợi của mình, nhất là hưu trí. Hệ thống quỹ ghi nhận đóng góp của NLĐ, để đảm rằng chỉ cần NLĐ làm việc đủ hai tháng, sẽ được đảm bảo BHYT trong vòng hai năm khi không có việc làm.

Thứ ba, việc thực thi chính sách để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ tự do được khuyến khích, tạo nhiều điều kiện thuận lợi. Các quy định hạn chế giao dịch tiền mặt (tối đa 1.000 euro/giao dịch), các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt giúp việc kiểm soát nguồn thu nhập của NLĐ và khoản chi của người sử dụng lao động dễ dàng hơn. Từ đó hạn chế việc sử dụng lao động không khai báo. Chính sách thuế thu nhập cũng khuyến khích việc sử dụng lao động tự do có kê khai, vì nếu thuê mướn lao động theo giờ có kê khai, đến kỳ khai thuế thu nhập, chi phí này sẽ được giảm trừ 50%, tối đa từ 6.000-10.000 euro/năm tùy đặc điểm của từng gia đình người sử dụng lao động.

Thứ tư, việc hạn chế sử dụng lao động không khai báo xuất phát từ ý thức của cả NLĐ và người sử dụng lao động. Chỉ cần một trong hai bên ý thức được lao động không khai báo là vi phạm pháp luật thì giao kết sẽ không xảy ra. Nhiều người lao động tự do chấp nhận làm việc không khai báo vì lợi ích trước mắt (được trả cao hơn một chút so với khai báo mà nộp thuế) mà quên rằng chính sách của chính phủ luôn nhằm bảo vệ NLĐ, vì quyền lợi hưu trí trong tương lai của họ. Việc khai báo càng sớm, càng đủ giúp NLĐ tích lũy nhanh số năm đóng góp và số tiền đóng góp, để tính toán quyền lợi hưu trí sau này.

Như vậy, việc đảm bảo an sinh xã hội cho NLĐ tự do một phần đòi hỏi ý thức của người lao động nhưng phần lớn là ở các chính sách của chính phủ. Việc thiết kế quỹ an sinh xã hội riêng phù hợp với đặc thù công việc của nhóm lao động này, việc quy định tiền lương tối thiểu theo giờ, các chính sách về thuế, hạn chế sử dụng tiền mặt, nâng cao hiệu quả của BHYT... sẽ tạo ra sự bình đẳng giữa NLĐ tự do và lao động hưởng lương. Hiệu quả về kinh tế, xã hội khi nhóm lao động tự do này tham gia vào quỹ an sinh xã hội là rất lớn nếu triển khai phù hợp.

Nguồn:  Võ Đình Trí, Tiến sĩ/ Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 5/9/2017

.........

Năm 2017
  1. Cấp mã số trên Sổ BHXH, Thẻ BHYT: giúp chống lạm dụng, trục lợi Quỹ BHXH, BHYT (8/2017)
  2. Hướng dẫn xác nhận sổ BHXH khi doanh nghiệp nợ BHXH (8/2017)
  3. Quy định quản lý thời gian đóng BHXH, BHYT, BHTN (8/2017)
  4. “Bó tay” với trục lợi trợ cấp thất nghiệp? (8/2017)
  5. Vì sao NLĐ thích nhận trợ cấp BHXH một lần (8/2017)
  6. Từ 31/8/2017: Việc kiểm định kỹ thuật An toàn lao động thuộc quản lý của Bộ Công Thương (8/2017)
  7. 600.000 lao động rút khỏi bảo hiểm xã hội mỗi năm (8/2017)
  8. Hơn 90% người lao động không muốn tăng tuổi nghỉ hưu (8/2017)
  9. Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân tham gia BHXH, BHYT (8/2017)
  10. Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài qua mạng (8/2017)
  11. Mức hưởng BHYT đối với thân nhân viên chức quốc phòng (8/2017)
  12. Một số thay đổi về cấp sổ BHXH và thẻ BHYT theo mã số (8/2017)
  13. Người dân có thể mua BHYT tại bưu điện xã (8/2017)
  14. Đề xuất tăng lương tối thiểu 2018 lên 6,5%, từ 180.000-230.000 đồng (8/2017)
  15. Lương không đủ sống, công nhân tăng năng suất lao động kiểu gì? (8/2017)
  16. Điều chỉnh cách tính lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ 1/7/2017
  17. Tạm dừng phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia vì chưa tìm được tiếng nói chung (7/2017)
  18. Chỉ 16,1% người lao động có tích lũy, thu nhập rất thấp (7/2017)
  19. Từ 01/01/2018: có thể bị phạt tù đến 03 năm nếu sa thải người lao động trái pháp luật
  20. Vì sao hơn 2,5 triệu lao động xin lĩnh BHXH một lần? (7/2017)
  21. 'Robot cướp việc' con người đã đến Việt Nam: 90% công nhân ở một nhà máy Bình Dương đã phải nghỉ việc vì robot! (7/2017)
  22. Bán công ty để... thoát nợ BHXH (7/2017)
  23. Tình trạng sa thải NLĐ trên 40 tuổi: Sửa luật để doanh nghiệp không thể lách luật (7/2017)
  24. Dân số Việt Nam đang già với tốc độ nhanh gấp 4 lần nước giàu (7/2017)
  25. Người lao động ồ ạt lĩnh BHXH 1 lần (7/2017)
  26. Lương tối thiểu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực (7/2017)
  27. TP.HCM: Trả hồ sơ tuất trực tiếp cho thân nhân qua bưu điện (7/2017)
  28. TP. Hồ Chí Minh kiến nghị điều chỉnh chính sách BHXH (7/2017)
  29. Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất 13,3%, VCCI chỉ muốn dưới 5% (6/2017)
  30. Nhiều lao động rời xa quỹ hưu trí, chọn hưởng BHXH một lần (6/2017)
  31. Phát hiện nhiều trường hợp trục lợi Bảo hiểm y tế (6/2017)
  32. Xuất khẩu lao động: Tranh giành hợp đồng, người lao động lãnh đủ (6/2017)
  33. Người lao động cũng muốn "trốn" tham gia BHXH (6/2017)
  34. Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN (5/2017)
  35. Trục lợi 'chùm khế ngọt' bảo hiểm y tế hàng trăm tỉ (5/2017)
  36. BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài: yếu cơ sở, thiếu ngoại trừ (5/2017)
  37. Giảm mức đóng BHXH bắt buộc cho doanh nghiệp (5/2017)
  38. Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động (4/2017)
  39. Nhức nhối nợ bảo hiểm xã hội (4/2017)
  40. Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Phải có tiêu chí cho người “ở lại” (4/2017)
  41. Doanh nghiệp gian lận hay trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự (từ 1/1/2018)
  42. Doanh nghiệp nợ BHXH: Quá khó khi năng suất lao động thấp và tỷ lệ đóng cao (12/2016) 

Quốc tế
  1. Bạn trẻ khó tìm việc vì hình xăm (8/2017)
  2. Nhật Bản làm việc từ xa, còn Việt Nam chúng ta? (7/2017)
  3. Mỹ: Ngày càng nhiều người làm việc qua tuổi 70 (7/2017)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét