Ls. Trần Hồng Phong giới thiệu
Tại những doanh nghiệp lớn (số lượng NLĐ lên tới nhiều trăm, hay hàng ngàn người), để bảo đảm khoa học và hiệu quả hơn trong việc quản lý nhân sự và giao kết hợp đồng lao động, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (giám đốc), có thể uỷ quyền cho cấp phó (Phó giám đốc) hoặc Trưởng phòng nhân sự thay mặt mình ký kết/giao kết hợp đồng lao động với NLĐ. Vấn đề uỷ quyền này được quy định tại Điều 18 Bộ luật lao động 2019.
<< Giám đốc công ty có thể uỷ quyền cho cấp dưới giao kết HĐLĐ. Việc uỷ quyền phải lập thành văn bản (ảnh minh hoạ)
Dưới đây là mẫu Giấy uỷ quyền của giám đốc về việc uỷ quyền ký kết hợp đồng lao động cho Trưởng phòng nhân sự. Cần lưu ý là Bên uỷ quyền phải là người đại diện theo pháp luật của công ty, ký tên, đóng dấu rõ ràng.
.........
CÔNG TY TNHH XXX
Số: xxx/2021/GUQ-NS
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
GIẤY ỦY QUYỀN
(V/v: giao kết hợp đồng lao động với người lao động)
- Căn cứ quy định tại Bộ luật dân sự (2015), Bộ luật lao động (2019) và văn bản hướng dẫn về HĐLĐ.
- Căn cứ Điều lệ Công ty TNHH XXX.
Hôm nay, ngày 01 tháng 01 năm 2021
Tại: Văn phòng công ty TNHH XXX - Địa chỉ: xxx, TP.HCM.
Chúng tôi gồm:
1. BÊN ỦY QUYỀN:
Họ và tên: XXX
Ngày tháng năm sinh: xxx
Địa chỉ cư trú: xxx
Số CMND/Hộ chiếu: xxx, ngày cấp: xxx, nơi cấp: xxx
Quốc tịch:Việt Nam.
Chức vụ: Tổng giám đốc - người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH XXX.
2. BÊN NHẬN ỦY QUYỀN
Họ và tên: YYY
Ngày tháng năm sinh: yy
Địa chỉ cư trú: yy
Số CMND/Hộ chiếu: yyy, ngày cấp: yyy, nơi cấp: yyy
Quốc tịch: Việt Nam
Chức vụ: Trưởng phòng nhân sự - công ty TNHH XXX
Bằng văn bản này, Bên ủy quyền uỷ quyền cho Bên nhận ủy quyền thực hiện các công việc sau:
1. Nội dung uỷ quyền:
i) Bên nhận ủy quyền được quyền thay mặt và nhân danh Bên ủy quyền, với tư cách là đại diện theo uỷ quyền của phía Người sử dụng lao động, giao kết/ký kết hợp đồng lao động với người lao động được Công ty TNHH XXX tuyển dụng theo chính sách tuyển dụng của công ty và quy định của pháp luật lao động.
Hôm nay, ngày 01 tháng 01 năm 2021
Tại: Văn phòng công ty TNHH XXX - Địa chỉ: xxx, TP.HCM.
Chúng tôi gồm:
1. BÊN ỦY QUYỀN:
Họ và tên: XXX
Ngày tháng năm sinh: xxx
Địa chỉ cư trú: xxx
Số CMND/Hộ chiếu: xxx, ngày cấp: xxx, nơi cấp: xxx
Quốc tịch:Việt Nam.
Chức vụ: Tổng giám đốc - người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH XXX.
2. BÊN NHẬN ỦY QUYỀN
Họ và tên: YYY
Ngày tháng năm sinh: yy
Địa chỉ cư trú: yy
Số CMND/Hộ chiếu: yyy, ngày cấp: yyy, nơi cấp: yyy
Quốc tịch: Việt Nam
Chức vụ: Trưởng phòng nhân sự - công ty TNHH XXX
Bằng văn bản này, Bên ủy quyền uỷ quyền cho Bên nhận ủy quyền thực hiện các công việc sau:
1. Nội dung uỷ quyền:
i) Bên nhận ủy quyền được quyền thay mặt và nhân danh Bên ủy quyền, với tư cách là đại diện theo uỷ quyền của phía Người sử dụng lao động, giao kết/ký kết hợp đồng lao động với người lao động được Công ty TNHH XXX tuyển dụng theo chính sách tuyển dụng của công ty và quy định của pháp luật lao động.
ii) Hợp đồng lao động mà Bên nhận uỷ quyền giao kết bao gồm: hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động thuộc loại xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn (trừ trường hợp đối với các chức danh quản lý cao cấp là Phó giám đốc và Kế toán trưởng).
- Trong phạm vi uỷ quyền, Bên nhận uỷ quyền cũng có quyền giao kết/ký kết hợp đồng lao động mới (gia hạn) với người lao động khi hợp đồng lao động hết hạn và hai bên (người sử dụng lao động và người lao động) có nhu cầu tiếp tục hợp đồng lao động. Việc giao kết HĐLĐ mới thực hiện theo Chính sách tuyển dụng của công ty.
- Trong phạm vi uỷ quyền, Bên nhận uỷ quyền cũng có quyền giao kết/ký kết hợp đồng lao động mới (gia hạn) với người lao động khi hợp đồng lao động hết hạn và hai bên (người sử dụng lao động và người lao động) có nhu cầu tiếp tục hợp đồng lao động. Việc giao kết HĐLĐ mới thực hiện theo Chính sách tuyển dụng của công ty.
Ghi chú:
- Bên nhận uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động; không được tự ý giao kết/ký kết HĐLĐ với những người lao động mà quá trình tuyển dụng không thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy tại "Chính sách tuyển dụng nhân sự" của Công ty.
2. Thời hạn ủy quyền:
- 1 năm (từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021).
- Giấy uỷ quyền này có thể chấm dứt trước thời hạn theo quyết định bằng văn bản của Bên uỷ quyền hoặc theo quy định của pháp luật.
- Giấy uỷ quyền này chấm dứt khi Bên nhận uỷ quyền chấm dứt HĐLĐ với Công ty.
3. Điều khoản chung:
- Bên uỷ quyền cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung uỷ quyền trên đây trước pháp luật;
3. Điều khoản chung:
- Bên uỷ quyền cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung uỷ quyền trên đây trước pháp luật;
- Bên nhận uỷ quyền cam kết thực hiện đúng trong phạm vi uỷ quyền nêu trên, và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những công việc mà mình thực hiện theo văn bản uỷ quyền này.
Giấy ủy quyền này có hiệu lực từ ngày ký, được lập thành 4 (bốn) bản, có giá trị như nhau. Bên uỷ quyền giữ 3 (ba) bản, Bên nhận uỷ quyền giữ 1 (một) bản.
BÊN NHẬN UỶ QUYỀN (Ký, ghi rõ họ tên) |
BÊN UỶ QUYỀN
GIÁM ĐỐC CÔNG TY XXX
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công ty)
|
.......
Hợp đồng lao động
Lưu ý: Liên quan đến HĐLĐ, trên site này còn có rất nhiều biểu mẫu - mời tham khảo trong mục Biểu mẫu.
- Quy định về Hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động & nội dung hợp đồng lao động (sơ đồ tóm lược)
- Quy định về HĐLĐ đối với giám đốc doanh nghiệp Nhà nước
- Ai là người có thẩm quyền giao kết/ký Hợp đồng lao động?
- Quy định về uỷ quyền trong giao kết Hợp đồng lao động
- Quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
- Phụ lục hợp đồng lao động là gì?
- Bản mô tả công việc (Job description) - Phụ lục quan trọng của HĐLĐ
- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
- Quyền đơn phương chấm dứt HĐLD của Người lao động (sơ đồ tóm lược)
- Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ
- Chấm dứt HĐLĐ do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
- Thế nào là: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
- Quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Quyền tạm hoãn, hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của lao động nữ mang thai
- Hợp đồng lao động với NLĐ cao tuổi
- Hợp đồng lao động vô hiệu
- Trình tự, thủ tục tuyên bố HĐLĐ vô hiệu của Thanh tra lao động & xử lý HĐLĐ vô hiệu
- Trách nhiệm của NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm & Cách tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm
- Quy định về cho thuê lại lao động
Lưu ý: Liên quan đến HĐLĐ, trên site này còn có rất nhiều biểu mẫu - mời tham khảo trong mục Biểu mẫu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét