Vị trí quản lý bên cạnh nghiệp vụ chuyên môn, các kỹ năng lãnh đạo, xử lý tình huống và lên chiến lược sẽ quyết định ứng viên có phù hợp hay không. Thông thường, có hai phương thức để nhà tuyển dụng tìm kiếm người đảm nhận vị trí quản lý: bổ nhiệm nhân sự trong tổ chức hoặc tìm kiếm từ nguồn lực bên ngoài. Việc xác định một nhà quản lý tiềm năng sẽ tiết kiệm rất nhiều nguồn lực cho doanh nghiệp. Do đó, nhiều doanh nghiệp chọn cách tìm ứng viên từ bên ngoài để thúc đẩy doanh nghiệp mình phát triển.
Để xác định được đâu là người phù hợp thì nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên bằng những câu hỏi về năng lực hoặc tư duy giải quyết các vấn đề quản trị. Giữa các ứng viên có năng lực chuyên môn như nhau, thì việc đánh giá dựa trên bộ câu hỏi sẽ góp phần xác định chuẩn xác hơn ứng viên phù hợp nhất. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất và vì sao?
- Làm thế nào để bạn quản lý xung đột? Mô tả phương pháp quản lý xung đột của bạn?
Trong quá trình làm việc, xung đột là vấn đề không thể tránh khỏi, việc nhà quản lý biết cách kiểm soát xung đột và duy trì môi trường làm việc tích cực (bao gồm điều chỉnh các xung đột trở nên tích cực, mang lại sự phát triển cho tổ chức) cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá một nhà quản trị đáng giá.
- Nếu nhân viên gặp vấn đề về hiệu suất làm việc, bạn sẽ làm thế nào để nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên?
Quản trị năng suất làm việc của nhân viên là một phần việc quan trọng của nhà quản lý. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố tác động đến năng suất làm việc của từng cá nhân. Nhà quản lý có trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Việc nhà quản lý khéo léo trong việc đánh giá, trò chuyện hay nâng cao hiệu suất cũng là một chìa khóa quản trị thành công.
- Bạn sẽ xử lý như thế nào về những thay đổi bất ngờ từ quản lý cấp trên?
Các biến động thường xuyên từ môi trường bên ngoài sẽ có tác động đến một số mục tiêu của tổ chức, do đó, các nhà quản trị cấp cao sẽ đưa ra các chiến lược để phù hợp với sự thay đổi đó. Việc đưa ra phương pháp để thích nghi với những thay đổi sẽ cho thấy nhà quản lý trung gian có sự nhanh nhạy và linh động trong việc điều phối các công việc cho nhân viên hướng tới mục tiêu chung.
- Làm thế nào để bạn cung cấp những phản hồi tích cực, mang tính xây dựng cho cấp dưới? Làm thế nào để bạn dễ dàng nhận được các thông tin phản hồi về bản thân?
Một nhà quản lý giỏi cần có kỹ năng giao tiếp giỏi, cung cấp những phản hồi mang tính xây dựng cho nhân viên và ngược lại, khuyến khích nhân viên đưa ra những phản hồi về nhà quản lý là phương thức giúp tối ưu hóa năng suất làm việc, đồng thời, xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, phát triển.
- Tại sao bạn muốn trở thành một nhà quản lý?
Liệu ứng viên có thật sự đam mê và có động lực thúc đẩy trở thành một nhà quản lý? Hiểu rõ về động lực sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định đây có phải là ứng viên có kiến thức, đam mê và sự chuẩn bị cho vị trí này hay chỉ đơn giản ứng tuyển vì cảm tính và cảm thấy mình phù hợp.
- Bạn sẽ giải quyết như thế nào với quản lý cấp cao về những sai lầm mà nhóm do bạn quản lý đã thực hiện?
Người quản lý có thực sự sẵn sàng chịu trách nhiệm cho sự thành công và thất bại của nhóm hay không? Người quản lý có thể đã không phạm sai lầm, nhưng nhóm của họ đã làm và đây là một dấu hiệu cho thấy một số công việc đã được quản lý sai dẫn đến kết quả không như mong muốn.
Sưu tầm
......
1. Những vấn đề chung
- Giám đốc nhân sự - bạn là ai?
- Công việc của Giám đốc nhân sự/Bộ phận nhân sự gồm những gì?
- Nghề nhân sự không dành cho những người "hiền lành"?
- Những văn bản pháp luật quan trọng mà Giám đốc nhân sự cần nắm rõ
- Tranh chấp lao động: Giám đốc nhân sự đứng về bên nào?
- Kỹ năng thuyết phục
- Giám đốc chỉ đạo sai luật, phải làm sao?
- Quan hệ Giám đốc nhân sự & Công đoàn cơ sở
- Lập báo cáo nhân sự cho Giám đốc công ty
- Vai trò của Giám đốc nhân sự trong một vụ xử lý kỷ luật lao động
- Kỹ năng soạn thảo văn bản
- Cách tìm và tra cứu văn bản luật
- ...vv
2. Kỹ năng nghiệp vụ
- 8 kỹ năng cần thiết để trở thành Giám đốc nhân sự
- Phỏng vấn tuyển dụng: Chỉ 1 câu hỏi, Elon Musk biết ai là người tài, ai 'chém gió'
3. Những vấn đề pháp lý cơ bản
- Giám đốc/Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Ai là người có thẩm quyền xử lý và ký Quyết định kỷ luật lao động?
- Uỷ quyền & Hợp đồng uỷ quyền
- Hồ sơ xin việc gồm những gì?
- Bản mô tả công việc (Job description) - Phụ lục quan trọng của HĐLĐ
- Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN
- Không tự ý sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân trong Hồ sơ xin việc
- Thử việc quá thời gian quy định: coi chừng bị NLĐ kiện!
- Chấm công là gì? Mục đích, ý nghĩa của việc chấm công?
- Xây dựng quy chế làm việc tại nhà
- Một số điểm mới trong pháp luật lao động (từ 1/1/2021), phía NSDLĐ cần lưu ý
4. QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
- Mục đích, ý nghĩa của phỏng vấn trong tuyển dụng nhân sự
- Làm việc linh hoạt, xu thế thích ứng với thời kỳ 4.0
- Cho nhân viên làm việc tại nhà - một lựa chọn sáng suốt, hợp lý
- 5 lỗi cơ bản và mất điểm nặng của người xin việc khi phỏng vấn
- Minh bạch lương liệu sẽ là động lực cho người đi làm?
- Giới tính có phải là yếu tố ảnh hưởng lương thưởng?
- Cách nào để có nhân sự giỏi?
- Quan hệ giữa sếp trẻ và nhân viên lớn tuổi
- 5 cách giữ mối quan hệ hài hòa với nhân viên
- 5 dấu hiệu của một nơi làm việc tồi
- 3 dấu hiệu cho thấy nhân viên sắp nhảy việc
- Bạn trẻ khó tìm việc vì hình xăm
- Bạc bẽo với công nhân
- Samsung lên tiếng về thông tin đối xử tệ với công nhân Việt Nam
- Cùng nghe nhân viên Facebook "nổ tung trời" về công ty trong mơ của mình
- 12 lý do khiến nhân viên Apple "yêu" công ty
- 25 cách làm tăng sự trung thành của nhân viên
- 10 lời khuyên về cách ứng xử nơi công sở
- Bí quyết thiết lập mối quan hệ trong công việc
- Lợi ích khi tuyển dụng lại 'người cũ'
- Quản trị nhân sự bằng chức danh
- Bỗng dưng mất việc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét