Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Các loại hợp đồng lao động

Ls. Trần Hồng Phong giới thiệu

Điều 20 Bộ luật lao động 2019 quy định có 2 loại HĐLĐ chính thức là "HĐLĐ không xác định thời hạn""HĐLĐ xác định thời hạn"

Tuy nhiên, ngoài 2 hình thức chính này, theo quy định tại Điều 13 BLLĐ 2019, nếu hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác (chẳng hạn là "Hợp đồng thuê bảo vệ toà nhà") nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì "được coi là hợp đồng lao động".


<< HĐLĐ loại xác định thời hạn chỉ được ký thêm 1 lần. Tức là không được ký quá 2 lần, mà phải chuyển sang loại HĐLĐ không xác định thời hạn (ảnh minh hoạ)








.....

* Quy định tại Bộ luật lao động 2019:

Điều 20. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Điều 13. Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
....

Hợp đồng lao động


  1. Quy định về Hợp đồng lao động
  2. Hợp đồng lao động & nội dung hợp đồng lao động (sơ đồ tóm lược)
  3. Hợp đồng lao động đầu tiên là gì?
  4. Quy định về HĐLĐ đối với giám đốc doanh nghiệp Nhà nước
  5. Ai là người có thẩm quyền giao kết/ký Hợp đồng lao động?
  6. Quy định về uỷ quyền trong giao kết Hợp đồng lao động
  7. Các giai đoạn của một HĐLĐ (sơ đồ tóm lược)
  8. Quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
  9. Phụ lục hợp đồng lao động là gì?
  10. Bản mô tả công việc (Job description) - Phụ lục quan trọng của HĐLĐ
  11. Sửa đổi, kéo dài thời hạn hợp đồng lao động
  12. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
  13. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLD của Người lao động (sơ đồ tóm lược)
  14. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ
  15. Chấm dứt HĐLĐ do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
  16. Thế nào là: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
  17. Quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
  18. Quyền tạm hoãn, hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của lao động nữ mang thai
  19. Hợp đồng lao động với NLĐ cao tuổi
  20. Hợp đồng lao động vô hiệu
  21. Trình tự, thủ tục tuyên bố HĐLĐ vô hiệu của Thanh tra lao động & xử lý HĐLĐ vô hiệu
  22. Trách nhiệm của NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ
  23. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm & Cách tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm
  24. Quy định về cho thuê lại lao động

Lưu ý: Liên quan đến HĐLĐ, trên site này còn có rất nhiều biểu mẫu - mời tham khảo trong mục Biểu mẫu. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét