Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Công nhân mơ hồ với Cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên ba lĩnh vực chính là: Kỹ thuật số, công nghệ sinh học, vật lý. Đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 là nhiều công đoạn sản xuất sẽ được thay thế bằng máy móc. Đây được xem là mối đe dọa với lực lượng lao động trình độ thấp và trung đang làm việc trong các nhà máy. Tuy nhiên, nhiều lao động trẻ không coi đó là một nguy cơ có thể ảnh hưởng đến tương lai việc làm của họ.

Công nhân SAMCO luôn được tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới để nâng cao kỹ năng nghề Ảnh: VĨNH TÙNG



Đi làm là được... đào tạo

Là một công nhân (CN) tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh, Nguyễn Bá Hùng sinh năm 1994 đến từ Thái Bình cho biết, em đã học xong THPT và làm việc tại công ty này được hơn 2 năm, với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Công việc khá đơn giản, chỉ là vận chuyển hàng hóa trong kho và dán nhãn cho các sản phẩm. Vì vậy Hùng không phải qua học bất cứ khóa đào tạo nghề nào mà vẫn được nhận vào làm việc.

Theo Hùng khi mới vào công ty, người phụ trách bộ phận chỉ hướng dẫn công việc cho em vài buổi là coi như hoàn thành công tác… đào tạo. Khi được hỏi về khái niệm Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và khả năng máy móc sẽ dần thay thế công việc của mình đang làm, Hùng cho biết, em cũng được nghe về CMCN 4.0, thế nhưng để máy móc thay thế công việc hiện nay thì theo em có lẽ sẽ còn lâu lắm.

Có đồng quan điểm, Nguyễn Thị Hà cũng là CN tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh cho rằng, máy móc và robot cũng chỉ có thể thay thế một phần con người, trong sản xuất chắc chắn vẫn cần trực tiếp con người làm. Nếu có thì chỉ có tại các nước phát triển, họ có đủ khả năng chế tạo ra những máy móc hiện đại đó để sản xuất, còn ở Việt Nam lao động chủ yếu vẫn là con người. Lấy dẫn chứng từ công việc đang làm, Hà cho biết, em là CN làm việc tại một công ty sản xuất linh kiện điện tử. Tại đây cũng có nhiều máy móc sản xuất tự động, nhưng cũng cần có nhiều công nhân như em.

Được biết, Hà được nhận vào làm việc tại công ty khoảng 1,5 năm. Trước khi vào công ty, em chưa từng được đào tạo nghề, cũng như kinh nghiệm làm việc. Chỉ khi vào làm mới được hướng dẫn công việc cụ thể. Trong suốt thời gian làm việc, công việc là một kỹ năng được lặp đi lặp lại trong dây chuyền sản xuất, ngoài ra chưa từng làm công việc nào khác.

Cần nâng cao nhận thức

Qua tìm hiểu ý kiến của một số thanh niên nông thôn khác về cuộc CMCN 4.0 cũng đều cho thấy một kết quả tương tự. Có vẻ như, với nhiều lao động trẻ nguy cơ thất nghiệp đến từ CMCN 4.0 vẫn còn quá xa vời. Tuy nhiên, theo thống kê tại Bản tin cập nhật thị trường lao động của Bộ LĐ-TB-XH, quý I/2017 có khoảng trên 1,1 triệu lao động thất nghiệp.

So với cùng kỳ năm trước thì tăng thêm hơn 20.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,08%. Trong đó có tới gần 550.000 thanh niên từ 15 - 24 tuổi bị thất nghiệp. Con số này đã là một minh chứng cụ thể cho khả năng thất nghiệp của thanh niên chưa qua đào tạo nghề trước CMCN 4.0.

Một thực tế khác là những CN lao động giản đơn trong nhà máy sản xuất, luôn đứng trước tương lai bất ổn, vì họ làm ở những vị trí dễ bị thay thế bất cứ lúc nào nếu không đáp ứng được yêu cầu công việc và kỷ luật. Bên cạnh đó, dù tỉ lệ lao động phổ thông thất nghiệp cao, song nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng nghề vẫn đang rất thiếu.

Tại các trung tâm giao dịch việc làm, các trang tuyển dụng trực tuyến vẫn luôn có hàng nghìn thông tin tuyển dụng nhân sự đặc biệt là lao động có tay nghề. Do đó, bên cạnh những chủ trương, chính sách vĩ mô của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết các thách thức và tận dụng cơ hội từ cuộc CMCN 4.0, bản thân người lao động cần nâng cao nhận thức, chủ động tự nâng cao trình độ tay nghề, trang bị thêm kỹ năng để đáp ứng được nhu cầu công việc trong thời kỳ mới.

Tổ chức Lao động quốc tế cho biết, 86% lao động trong ngành công nghiệp dệt may và giày dép ở Việt Nam đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao từ sự bùng nổ nhanh chóng của ứng dụng công nghệ trong CMCN 4.0.

Nguồn: Anh Quang/ báo Giáo dục và Thời đại ngày 14/9/2017

........

Tin tức

Năm 2017
  1. Lương tối thiểu không tạo ra nhiều tác động tích cực (9/2017)
  2. 80% nữ công nhân trên 35 tuổi bị buộc nghỉ việc (9/2017)
  3. Thanh toán điện tử trong thu nộp và chi trả các chế độ bảo hiểm (9/2017)
  4. Gần 6.000 công nhân ngưng việc nhiều ngày đã đi làm trở lại (9/2017)
  5. Sở LĐTBXH TP.HCM hướng dẫn thủ tục cấp phép lao động nước ngoài qua mạng điện tử (9/2017)
  6. “Làn sóng ngầm” doanh nghiệp cho hàng ngàn công nhân lớn tuổi nghỉ việc (9/2017)
  7. Cách mạng 4.0 đến, một doanh nghiệp lớn ở Hà Nội đã sa thải 80% công nhân vì robot (9/2017)
  8. Người lao động tự do đang ... ở bên lề! (9/2017)
  9. Cấp mã số trên Sổ BHXH, Thẻ BHYT: giúp chống lạm dụng, trục lợi Quỹ BHXH, BHYT (8/2017)
  10. Hướng dẫn xác nhận sổ BHXH khi doanh nghiệp nợ BHXH (8/2017)
  11. Quy định quản lý thời gian đóng BHXH, BHYT, BHTN (8/2017)
  12. “Bó tay” với trục lợi trợ cấp thất nghiệp? (8/2017)
  13. Vì sao NLĐ thích nhận trợ cấp BHXH một lần (8/2017)
  14. Từ 31/8/2017: Việc kiểm định kỹ thuật An toàn lao động thuộc quản lý của Bộ Công Thương (8/2017)
  15. 600.000 lao động rút khỏi bảo hiểm xã hội mỗi năm (8/2017)
  16. Hơn 90% người lao động không muốn tăng tuổi nghỉ hưu (8/2017)
  17. Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân tham gia BHXH, BHYT (8/2017)
  18. Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài qua mạng (8/2017)
  19. Mức hưởng BHYT đối với thân nhân viên chức quốc phòng (8/2017)
  20. Một số thay đổi về cấp sổ BHXH và thẻ BHYT theo mã số (8/2017)
  21. Người dân có thể mua BHYT tại bưu điện xã (8/2017)
  22. Đề xuất tăng lương tối thiểu 2018 lên 6,5%, từ 180.000-230.000 đồng (8/2017)
  23. Lương không đủ sống, công nhân tăng năng suất lao động kiểu gì? (8/2017)
  24. Điều chỉnh cách tính lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ 1/7/2017
  25. Tạm dừng phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia vì chưa tìm được tiếng nói chung (7/2017)
  26. Chỉ 16,1% người lao động có tích lũy, thu nhập rất thấp (7/2017)
  27. Từ 01/01/2018: có thể bị phạt tù đến 03 năm nếu sa thải người lao động trái pháp luật
  28. Vì sao hơn 2,5 triệu lao động xin lĩnh BHXH một lần? (7/2017)
  29. 'Robot cướp việc' con người đã đến Việt Nam: 90% công nhân ở một nhà máy Bình Dương đã phải nghỉ việc vì robot! (7/2017)
  30. Bán công ty để... thoát nợ BHXH (7/2017)
  31. Tình trạng sa thải NLĐ trên 40 tuổi: Sửa luật để doanh nghiệp không thể lách luật (7/2017)
  32. Dân số Việt Nam đang già với tốc độ nhanh gấp 4 lần nước giàu (7/2017)
  33. Người lao động ồ ạt lĩnh BHXH 1 lần (7/2017)
  34. Lương tối thiểu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực (7/2017)
  35. TP.HCM: Trả hồ sơ tuất trực tiếp cho thân nhân qua bưu điện (7/2017)
  36. TP. Hồ Chí Minh kiến nghị điều chỉnh chính sách BHXH (7/2017)
  37. Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất 13,3%, VCCI chỉ muốn dưới 5% (6/2017)
  38. Nhiều lao động rời xa quỹ hưu trí, chọn hưởng BHXH một lần (6/2017)
  39. Phát hiện nhiều trường hợp trục lợi Bảo hiểm y tế (6/2017)
  40. Xuất khẩu lao động: Tranh giành hợp đồng, người lao động lãnh đủ (6/2017)
  41. Người lao động cũng muốn "trốn" tham gia BHXH (6/2017)
  42. Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN (5/2017)
  43. Trục lợi 'chùm khế ngọt' bảo hiểm y tế hàng trăm tỉ (5/2017)
  44. BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài: yếu cơ sở, thiếu ngoại trừ (5/2017)
  45. Giảm mức đóng BHXH bắt buộc cho doanh nghiệp (5/2017)
  46. Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động (4/2017)
  47. Nhức nhối nợ bảo hiểm xã hội (4/2017)
  48. Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Phải có tiêu chí cho người “ở lại” (4/2017)
  49. Doanh nghiệp gian lận hay trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự (từ 1/1/2018)
  50. Doanh nghiệp nợ BHXH: Quá khó khi năng suất lao động thấp và tỷ lệ đóng cao (12/2016) 

Quốc tế
  1. Bạn trẻ khó tìm việc vì hình xăm (8/2017)
  2. Nhật Bản làm việc từ xa, còn Việt Nam chúng ta? (7/2017)
  3. Mỹ: Ngày càng nhiều người làm việc qua tuổi 70 (7/2017)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét