Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Hết thời lao động giá rẻ?


CLB GĐNS: Đây là những thông tin đáng suy nghĩ. NLĐ đang bị đẩy vào tình thế ngày càng khó khăn.

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho rằng: Tình trạng doanh nghiệp (DN) sa thải lao động ngoài 30 tuổi đang trở nên phổ biến và là một xu hướng. Tình trạng doanh nghiệp sa thải lao động ngoài 30 tuổi đang trở nên phổ biến và là một xu hướng có tác động xấu tới người lao động; nhưng có thể thấy việc xử phạt doanh nghiệp còn rất nhiều bất cập.


Công nhân "lớn tuổi" ở Công ty TNHH Splendour, KCN Nhơn Trạch 1 (Đồng Nai). Ảnh do công nhân cung cấp


Lãng phí nhân lực

Kết quả khảo sát, phân tích thời gian qua cho thấy, việc xử phạt DN sa thải lao động ngoài 30 tuổi là rất khó, do DN đã tìm mọi cách lách luật như chỉ ký 2 hợp đồng ngắn hạn rồi dừng, hoặc trả thêm tiền để lao động lớn tuổi tự xin nghỉ việc. Cũng có DN tăng định mức, mức khoán với người lao động (NLĐ) ngoài 30 tuổi, hoặc di chuyển sang bộ phận khác vất vả hơn, khiến lao động không chịu được áp lực nên xin nghỉ việc.

Còn qua giám sát giải quyết tình trạng thất nghiệp của BHXH Hà Nội trong năm 2017 cho thấy, tình trạng cho lao động ngoài 30 diễn ra khá phổ biến ở lĩnh vực không cần trình độ tay nghề cao và việc tuyển lao động mới không khó. Tình trạng này rất đáng báo động đối với quyền lợi của NLĐ các chính sách an sinh xã hội và giải quyết việc làm bền vững. Sau khi lĩnh bảo hiểm thất nghiệp xong, nếu không tìm việc làm mới, thì đa số NLĐ sẽ nhận BHXH một lần. Sau đó, do tuổi cao, nên lao động thường làm nghề tự do và không tham gia vào hệ thống BHXH."Đứng ở góc độ quản lý nhân lực thì đây là sự lãng phí. Luật Lao động 2012 quy định nam nghỉ hưu ở tuổi 60, nữ ở tuổi 55, nên cần có sự thay đổi về Luật Lao động theo hướng tạo việc làm bền vững, chuyển đổi nghề nghiệp, trong đó có cam kết sử dụng lao động 20 năm trở lên để lao động đạt ngưỡng có thể nhận BHXH khi đến tuổi nghỉ hưu", ông Lê Đình Quảng cho biết.

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội (Bộ LĐ-TB-XH): "Khi sửa đổi Luật Lao động cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm của DN khi sa thải lao động". Thực tế, việc sa thải lao động ngoài tuổi 30 là vấn đề với nhiều nước trong quá trình phát triển. Các nước cũng đưa ra các giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Về mặt luật pháp, phải bảo đảm bình đẳng không dựa trên tuổi tác, bảo đảm quyền tiếp cận việc làm lao động người lớn tuổi.

"Như tại Nhật Bản có chính sách hỗ trợ việc làm và giảm thuế đối với DN nhận lao động cao tuổi. Còn Hàn Quốc có chính sách hỗ trợ DN nhận lao động lớn tuổi và kinh phí từ quỹ bảo hiểm việc làm. Do đó, trong quá trình lấy ý kiến về sửa Luật Lao động 2012, những vấn đề liên quan đến việc sa thải lao động ngoài 30 tuổi cũng sẽ được nêu lên trong quá trình thảo luận, lấy ý kiến để đảm bảo quyền lợi NLĐ", ông Nguyễn Văn Bình, Vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết.

Không thể dựa vào lĩnh vực sử dụng nhân công giá rẻ

Cũng theo ông Nguyễn Văn Bình, cần sớm có đánh giá tổng thể về tình trạng sa thải lao động tại các KCN – KCX ngoài độ tuổi 30. Hiện nay, số liệu báo cáo tỷ lệ nghỉ việc chủ yếu thông qua lao động thay thế tại các KCN – KCX tại từng địa phương với số liệu khác nhau. Có nơi báo cáo tỷ lệ thay thế lao động 25%, có nơi báo cáo tỷ lệ này là 50%... Đồng thời, cần làm rõ lao động bị thay thế do tuổi tác hay vì các lý do khác? Số lao động bị thay thế tập trung ngành nào? khu vực nào?...

Thời gian vừa qua, do cấu trúc kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào ngành gia công với các lĩnh vực dệt may, da giày, lắp ráp điện tử. Đây là những ngành nghề nằm ở cuối chuỗi cung ứng, sử dụng nhiều lao động thủ công, giản đơn; là những lĩnh vực mà NLĐ chỉ cần đào tạo vài ngày là làm được, sau vài tháng có thể đạt năng suất tối đa và sau đó ngoài ngưỡng 30 tuổi, năng suất lao động đi xuống. Do đó, giải pháp gốc rễ tình trạng này là nền kinh tế không nên dựa quá nhiều vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động giá rẻ.

"Trong khi đó, về việc trả lương tại Việt Nam hiện nay vẫn dựa theo thâm niên lao động, trong khi năng suất một số lĩnh vực không tương đồng giữa tuổi nghề - năng suất, nhất là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động với tay nghề thấp. Do đó, cơ chế trả công lao động cần thay đổi dựa trên hiệu quả và năng suất lao động", ông Nguyễn Văn Bình cho biết.

Còn theo ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, hiện tượng sa thải công nhân ngoài độ tuổi 30 đang tác động lớn đến hệ thống an sinh xã hội, làm gia tăng việc nhận bảo hiểm thất nghiệp, nhận BHXH một lần. Tuy nhiên, đến nay BHXH Việt Nam vẫn chưa có số liệu thống kê một cách tổng quát về tình trạng này, nhất là việc phân loại đối tượng nhận bảo hiểm thất nghiệp và việc lĩnh BHXH 1 lần. Do đó, BHXH Việt Nam đã giao Ban thực hiện chính sách BHXH có báo cáo phân tích tình trạng NLĐ trên 30 tuổi nghỉ việc qua hệ thống thống kê của ngành BHXH, để từ đó có tham vấn chính sách, cũng như định hướng tuyên truyền cụ thể hơn.

Nguồn: Xuân Cường/ báo Tin Tức ngày 18/9/2017

.........

Năm 2017
  1. Cán bộ công đoàn đang bị quá tải (9/2017)
  2. BHXH Việt Nam: khuyến cáo NLĐ không nên nhận trợ cấp một lần (9/2017)
  3. Hơn 180.000 cử nhân thất nghiệp (9/2017)
  4. Từ 1/9/2017: Đồng loạt đổi mã thẻ BHYT (9/2017)
  5. Công nhân mơ hồ với Cách mạng công nghiệp 4.0 (9/2017)
  6. Lương tối thiểu không tạo ra nhiều tác động tích cực (9/2017)
  7. 80% nữ công nhân trên 35 tuổi bị buộc nghỉ việc (9/2017)
  8. Thanh toán điện tử trong thu nộp và chi trả các chế độ bảo hiểm (9/2017)
  9. Gần 6.000 công nhân ngưng việc nhiều ngày đã đi làm trở lại (9/2017)
  10. Sở LĐTBXH TP.HCM hướng dẫn thủ tục cấp phép lao động nước ngoài qua mạng điện tử (9/2017)
  11. “Làn sóng ngầm” doanh nghiệp cho hàng ngàn công nhân lớn tuổi nghỉ việc (9/2017)
  12. Cách mạng 4.0 đến, một doanh nghiệp lớn ở Hà Nội đã sa thải 80% công nhân vì robot (9/2017)
  13. Người lao động tự do đang ... ở bên lề! (9/2017)
  14. Cấp mã số trên Sổ BHXH, Thẻ BHYT: giúp chống lạm dụng, trục lợi Quỹ BHXH, BHYT (8/2017)
  15. Hướng dẫn xác nhận sổ BHXH khi doanh nghiệp nợ BHXH (8/2017)
  16. Quy định quản lý thời gian đóng BHXH, BHYT, BHTN (8/2017)
  17. “Bó tay” với trục lợi trợ cấp thất nghiệp? (8/2017)
  18. Vì sao NLĐ thích nhận trợ cấp BHXH một lần (8/2017)
  19. Từ 31/8/2017: Việc kiểm định kỹ thuật An toàn lao động thuộc quản lý của Bộ Công Thương (8/2017)
  20. 600.000 lao động rút khỏi bảo hiểm xã hội mỗi năm (8/2017)
  21. Hơn 90% người lao động không muốn tăng tuổi nghỉ hưu (8/2017)
  22. Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân tham gia BHXH, BHYT (8/2017)
  23. Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài qua mạng (8/2017)
  24. Mức hưởng BHYT đối với thân nhân viên chức quốc phòng (8/2017)
  25. Một số thay đổi về cấp sổ BHXH và thẻ BHYT theo mã số (8/2017)
  26. Người dân có thể mua BHYT tại bưu điện xã (8/2017)
  27. Đề xuất tăng lương tối thiểu 2018 lên 6,5%, từ 180.000-230.000 đồng (8/2017)
  28. Lương không đủ sống, công nhân tăng năng suất lao động kiểu gì? (8/2017)
  29. Điều chỉnh cách tính lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ 1/7/2017
  30. Tạm dừng phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia vì chưa tìm được tiếng nói chung (7/2017)
  31. Chỉ 16,1% người lao động có tích lũy, thu nhập rất thấp (7/2017)
  32. Từ 01/01/2018: có thể bị phạt tù đến 03 năm nếu sa thải người lao động trái pháp luật
  33. Vì sao hơn 2,5 triệu lao động xin lĩnh BHXH một lần? (7/2017)
  34. 'Robot cướp việc' con người đã đến Việt Nam: 90% công nhân ở một nhà máy Bình Dương đã phải nghỉ việc vì robot! (7/2017)
  35. Bán công ty để... thoát nợ BHXH (7/2017)
  36. Tình trạng sa thải NLĐ trên 40 tuổi: Sửa luật để doanh nghiệp không thể lách luật (7/2017)
  37. Dân số Việt Nam đang già với tốc độ nhanh gấp 4 lần nước giàu (7/2017)
  38. Người lao động ồ ạt lĩnh BHXH 1 lần (7/2017)
  39. Lương tối thiểu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực (7/2017)
  40. TP.HCM: Trả hồ sơ tuất trực tiếp cho thân nhân qua bưu điện (7/2017)
  41. TP. Hồ Chí Minh kiến nghị điều chỉnh chính sách BHXH (7/2017)
  42. Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất 13,3%, VCCI chỉ muốn dưới 5% (6/2017)
  43. Nhiều lao động rời xa quỹ hưu trí, chọn hưởng BHXH một lần (6/2017)
  44. Phát hiện nhiều trường hợp trục lợi Bảo hiểm y tế (6/2017)
  45. Xuất khẩu lao động: Tranh giành hợp đồng, người lao động lãnh đủ (6/2017)
  46. Người lao động cũng muốn "trốn" tham gia BHXH (6/2017)
  47. Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN (5/2017)
  48. Trục lợi 'chùm khế ngọt' bảo hiểm y tế hàng trăm tỉ (5/2017)
  49. BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài: yếu cơ sở, thiếu ngoại trừ (5/2017)
  50. Giảm mức đóng BHXH bắt buộc cho doanh nghiệp (5/2017)
  51. Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động (4/2017)
  52. Nhức nhối nợ bảo hiểm xã hội (4/2017)
  53. Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Phải có tiêu chí cho người “ở lại” (4/2017)
  54. Doanh nghiệp gian lận hay trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự (từ 1/1/2018)
  55. Doanh nghiệp nợ BHXH: Quá khó khi năng suất lao động thấp và tỷ lệ đóng cao (12/2016) 

Quốc tế
  1. Bạn trẻ khó tìm việc vì hình xăm (8/2017)
  2. Nhật Bản làm việc từ xa, còn Việt Nam chúng ta? (7/2017)
  3. Mỹ: Ngày càng nhiều người làm việc qua tuổi 70 (7/2017)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét