Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Cán bộ công đoàn đang bị quá tải

Tại các tỉnh, thành công nghiệp phía Nam hiện nay, công việc của cán bộ công đoàn (CĐ) cấp trên cơ sở đang bị quá tải vì số lượng CĐ viên, CNLĐ tăng dần đều qua các năm, trong khi đó, biên chế cán bộ CĐ không được phép tăng mà còn phải giảm theo chủ trương tinh giản biên chế.

Cán bộ Công đoàn là người đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐ tại doanh nghiệp (ảnh minh hoạ)









Công việc quá tải

CĐ Khu kinh tế (KKT) tỉnh Tây Ninh hiện nay đang phụ trách 5 khu công nghiệp và 2 khu kinh tế rải rác trong toàn tỉnh với 165 CĐCS/180 doanh nghiệp, trong đó có 78.230 đoàn viên/90.399 CNLĐ.

Theo ông Nguyễn Văn Ân - Chủ tịch CĐ KKT tỉnh - ngoài một số khu gần như Trảng Bàng, KCX Linh Trung III, các khu còn lại đều ở xa văn phòng CĐ KKT tỉnh. Đơn cử, KCN Phước Đông - Bời Lời cách văn phòng CĐ 15km, KCN Chà Là cách 50km, KKT Mộc Bài cách 26km, KKT Xa Mát đang trong giai đoạn đầu tư cách 90km.

Với địa hình trải dài khắp cả tỉnh nhưng số lượng cán bộ CĐ của CĐ KKT tỉnh chỉ có 7 người, trong đó có 4 biên chế và 3 hợp đồng lao động (HĐLĐ), sắp tới đây, 2 cán bộ biên chế nghỉ hưu, với số lượng cán bộ ít ỏi như vậy, hoạt động càng khó khăn hơn.

Trong 7 cán bộ CĐ này thì có 1 chủ tịch CĐ, 2 phó chủ tịch, số còn lại một người phải kiêm nhiệm nhiều vị trí như nữ công, tài chính, tổ chức, ủy ban kiểm tra, chính sách pháp luật. Vì không có cán bộ CĐ chuyên trách trực tiếp ở các KCN, KCX nên mỗi cán bộ CĐ phải phụ trách các CĐCS, trung bình mỗi người phụ trách 25 CĐCS.

Chị Võ Thị Tuyết Rơi - phụ trách công tác kế toán của CĐ KKT tỉnh - cho hay, chị được CĐ giao phụ trách 25 CĐCS, nghĩa là phải thường xuyên xuống cơ sở, trao đổi nghiệp vụ. Tuy nhiên, chỉ công việc liên quan đến tài chính kế toán đã chiếm hết thời gian. Để có thể trao đổi với cơ sở về các chính sách pháp luật liên quan, chị phải sử dụng thời gian ngoài giờ, gần như không có ngày nghỉ.

Ông Nguyễn Văn Ân cho biết, việc không có cán bộ CĐ chuyên trách ở các địa bàn là một thiệt thòi cho tổ chức CĐ vì sẽ khó nắm bắt được tình hình cơ sở, đặc biệt là vào các thời điểm “nhạy cảm” như điều chỉnh lương tối thiểu vùng, công bố lương thưởng tết.

Trước mắt để giải quyết, CĐ KKT tỉnh duy trì họp giao ban mỗi tháng một lần, luân chuyển địa bàn để anh em ở cơ sở không đi lại nhiều. Với một cán bộ CĐ cấp trên phụ trách các cơ sở, việc đánh giá cán bộ CĐ dựa trên hiệu quả hoạt động của CĐCS mà cán bộ CĐ đó phụ trách, hoặc xây dựng quy chế phối hợp giải quyết đình công, tranh chấp lao động với LĐLĐ huyện, nơi có các KCN, KCX, KKT đóng…

“Tuy nhiên, về lâu dài, với tình hình tỉnh đang đầu tư phát triển công nghiệp, số lượng DN, CNLĐ tăng lên mà lượng cán bộ CĐ mỏng như vậy là rất khó cho chúng tôi” - ông Ân nói.

Đoàn viên tăng nhưng cán bộ CĐ phải giảm (!?)

Ông Nguyễn Xuân Hồng - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tây Ninh - cho biết, biên chế 4 cán bộ CĐ mà Ban Tổ chức Tỉnh ủy giao cho CĐ KKT tỉnh Tây Ninh này có từ năm 2008, lúc đó, Tây Ninh chỉ có 1 KCN với mấy ngàn CNLĐ.

Đến bây giờ, khi tỉnh đã có 5 KCN, 2 KKT với 180 DN và hơn 90.000 CNLĐ thì biên chế vẫn là 4. Không những thế, theo chủ trương tinh giản biên chế, đến năm 2020, CĐ KKT tỉnh giảm 10% nhân sự.

Ông Hồng nói: “Chúng tôi không biết rồi sẽ hoạt động như thế nào đây!”.

Tại hội thảo góp ý kiến báo cáo của BCH Tổng LĐLĐVN khóa XI trình Đại hội CĐ Việt Nam lần thứ XII do Tổng LĐLĐVN tổ chức mới đây, ông Lê Văn Vang - Chủ tịch LĐLĐ huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) - trình bày, hiện tại LĐLĐ huyện Nhơn Trạch có 5 biên chế cán bộ CĐ nhưng quản lý trên 300 CĐCS với lực lượng CĐ viên trên 100.000 người.

Với khối lượng công việc quá nhiều, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã đồng ý cho LĐLĐ huyện Nhơn Trạch được ký HĐLĐ với 4 nhân sự, tiền lương trả cho 4 nhân sự này được trích từ nguồn tài chính CĐ. Tuy nhiên, theo ông Vang, để có được 4 nhân sự này, phải có sự “thỏa hiệp” qua nhiều cấp tức là cấp huyện ủy, hội đồng nhân dân huyện, LĐLĐ tỉnh.

“Đến năm 2020, LĐLĐ huyện Nhơn Trạch phải giảm 10% biên chế vì chúng ta là tổ chức đoàn thể nên phải thực hiện chủ trương chung. Thế nhưng phải tùy vào tình hình thực tế của địa phương, của tổ chức, trong khi số lượng đoàn viên, CNLĐ liên tục tăng lên mà cán bộ CĐ lại giảm thì rất khó” - ông Vang nói.

Ông Vang kiến nghị, trước mắt Tổng LĐLĐVN cần phân cấp cho LĐLĐ tỉnh được bố trí bổ sung hợp đồng cho những đơn vị quản lý số đoàn viên, CNLĐ đông.

Ví dụ có bao nhiêu CĐ cơ sở thì CĐ cấp trên quản lý được thêm 1 HĐLĐ, bởi hằng năm, CĐ các địa phương nhận chỉ tiêu thành lập CĐCS, phát triển đoàn viên thì đi liền với đó là bố trí thêm bao nhiêu cán bộ CĐ.

Nguồn: LÊ TUYẾT/ báo Lao Động ngày 18/9/2017

.........

Công đoàn
  1. Công đoàn là gì?
  2. Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam
  3. Liên đoàn lao động huyện, quận: "Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở" của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp
  4. Trách nhiệm bảo đảm hoạt động của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp của NSDLĐ
  5. Nhiệm kỳ, Ban chấp hành Công đoàn & Đại hội Công đoàn cơ sở
  6. Đoàn viên Công đoàn, điều kiện và thủ tục kết nạp, công nhận Đoàn viên Công đoàn
  7. Cán bộ Công đoàn, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ Công đoàn
  8. Tiêu chuẩn, điều kiện được tham gia Ban chấp hành Công đoàn cơ sở 
  9. Quy định về đóng đoàn phí Công đoàn
  10. Thủ tục chuyển sinh hoạt Công đoàn
  11. Quy định về sử dụng và quản lý Thẻ đoàn viên Công đoàn
  12. Đối thoại tại nơi làm việc
  13. Quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở & Công đoàn cấp trên trực tiếp
  14. Quy định về Thoả ước lao động tập thể
  15. Quy chế thực hiện dân chủ tại nơi làm việc (biểu mẫu)
  16. Quyền và trách nhiệm của Đoàn viên công đoàn (NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn)
  17. Công tác nữ công - nhiệm vụ của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
  18. Xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ là cán bộ Công đoàn cơ sở

Thủ tục hành chính:

Biểu mẫu:

.........

Năm 2017
  1. BHXH Việt Nam: khuyến cáo NLĐ không nên nhận trợ cấp một lần (9/2017)
  2. Hơn 180.000 cử nhân thất nghiệp (9/2017)
  3. Từ 1/9/2017: Đồng loạt đổi mã thẻ BHYT (9/2017)
  4. Công nhân mơ hồ với Cách mạng công nghiệp 4.0 (9/2017)
  5. Lương tối thiểu không tạo ra nhiều tác động tích cực (9/2017)
  6. 80% nữ công nhân trên 35 tuổi bị buộc nghỉ việc (9/2017)
  7. Thanh toán điện tử trong thu nộp và chi trả các chế độ bảo hiểm (9/2017)
  8. Gần 6.000 công nhân ngưng việc nhiều ngày đã đi làm trở lại (9/2017)
  9. Sở LĐTBXH TP.HCM hướng dẫn thủ tục cấp phép lao động nước ngoài qua mạng điện tử (9/2017)
  10. “Làn sóng ngầm” doanh nghiệp cho hàng ngàn công nhân lớn tuổi nghỉ việc (9/2017)
  11. Cách mạng 4.0 đến, một doanh nghiệp lớn ở Hà Nội đã sa thải 80% công nhân vì robot (9/2017)
  12. Người lao động tự do đang ... ở bên lề! (9/2017)
  13. Cấp mã số trên Sổ BHXH, Thẻ BHYT: giúp chống lạm dụng, trục lợi Quỹ BHXH, BHYT (8/2017)
  14. Hướng dẫn xác nhận sổ BHXH khi doanh nghiệp nợ BHXH (8/2017)
  15. Quy định quản lý thời gian đóng BHXH, BHYT, BHTN (8/2017)
  16. “Bó tay” với trục lợi trợ cấp thất nghiệp? (8/2017)
  17. Vì sao NLĐ thích nhận trợ cấp BHXH một lần (8/2017)
  18. Từ 31/8/2017: Việc kiểm định kỹ thuật An toàn lao động thuộc quản lý của Bộ Công Thương (8/2017)
  19. 600.000 lao động rút khỏi bảo hiểm xã hội mỗi năm (8/2017)
  20. Hơn 90% người lao động không muốn tăng tuổi nghỉ hưu (8/2017)
  21. Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân tham gia BHXH, BHYT (8/2017)
  22. Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài qua mạng (8/2017)
  23. Mức hưởng BHYT đối với thân nhân viên chức quốc phòng (8/2017)
  24. Một số thay đổi về cấp sổ BHXH và thẻ BHYT theo mã số (8/2017)
  25. Người dân có thể mua BHYT tại bưu điện xã (8/2017)
  26. Đề xuất tăng lương tối thiểu 2018 lên 6,5%, từ 180.000-230.000 đồng (8/2017)
  27. Lương không đủ sống, công nhân tăng năng suất lao động kiểu gì? (8/2017)
  28. Điều chỉnh cách tính lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ 1/7/2017
  29. Tạm dừng phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia vì chưa tìm được tiếng nói chung (7/2017)
  30. Chỉ 16,1% người lao động có tích lũy, thu nhập rất thấp (7/2017)
  31. Từ 01/01/2018: có thể bị phạt tù đến 03 năm nếu sa thải người lao động trái pháp luật
  32. Vì sao hơn 2,5 triệu lao động xin lĩnh BHXH một lần? (7/2017)
  33. 'Robot cướp việc' con người đã đến Việt Nam: 90% công nhân ở một nhà máy Bình Dương đã phải nghỉ việc vì robot! (7/2017)
  34. Bán công ty để... thoát nợ BHXH (7/2017)
  35. Tình trạng sa thải NLĐ trên 40 tuổi: Sửa luật để doanh nghiệp không thể lách luật (7/2017)
  36. Dân số Việt Nam đang già với tốc độ nhanh gấp 4 lần nước giàu (7/2017)
  37. Người lao động ồ ạt lĩnh BHXH 1 lần (7/2017)
  38. Lương tối thiểu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực (7/2017)
  39. TP.HCM: Trả hồ sơ tuất trực tiếp cho thân nhân qua bưu điện (7/2017)
  40. TP. Hồ Chí Minh kiến nghị điều chỉnh chính sách BHXH (7/2017)
  41. Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất 13,3%, VCCI chỉ muốn dưới 5% (6/2017)
  42. Nhiều lao động rời xa quỹ hưu trí, chọn hưởng BHXH một lần (6/2017)
  43. Phát hiện nhiều trường hợp trục lợi Bảo hiểm y tế (6/2017)
  44. Xuất khẩu lao động: Tranh giành hợp đồng, người lao động lãnh đủ (6/2017)
  45. Người lao động cũng muốn "trốn" tham gia BHXH (6/2017)
  46. Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN (5/2017)
  47. Trục lợi 'chùm khế ngọt' bảo hiểm y tế hàng trăm tỉ (5/2017)
  48. BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài: yếu cơ sở, thiếu ngoại trừ (5/2017)
  49. Giảm mức đóng BHXH bắt buộc cho doanh nghiệp (5/2017)
  50. Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động (4/2017)
  51. Nhức nhối nợ bảo hiểm xã hội (4/2017)
  52. Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Phải có tiêu chí cho người “ở lại” (4/2017)
  53. Doanh nghiệp gian lận hay trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự (từ 1/1/2018)
  54. Doanh nghiệp nợ BHXH: Quá khó khi năng suất lao động thấp và tỷ lệ đóng cao (12/2016) 

Quốc tế
  1. Bạn trẻ khó tìm việc vì hình xăm (8/2017)
  2. Nhật Bản làm việc từ xa, còn Việt Nam chúng ta? (7/2017)
  3. Mỹ: Ngày càng nhiều người làm việc qua tuổi 70 (7/2017)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét