Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Tổng LĐLĐ Việt Nam lên tiếng việc ”sa thải” công nhân ở tuổi 35-40



Tình trạng công nhân ở độ tuổi 35-40 bị doanh nghiệp “sa thải” nhằm tránh việc trả lương cao và phí BHXH so với lao động trẻ đang diễn ra phức tạp Theo nhiều chuyên gia lao động, thời gian qua, tình trạng công nhân (CN) ở độ tuổi 35-40 bị doanh nghiệp (DN) "sa thải" nhằm tránh việc trả lương cao và tránh đóng các khoản phí bảo hiểm nhiều hơn so với lao động tuyển mới, trẻ tuổi đang diễn ra rất phức tạp. Để hiểu rõ hơn vẫn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.


Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam





Thưa ông, xin ông cho biết rõ hơn về tình trạng CN ở độ tuổi 35-40 bị DN "sa thải" thời gian qua? Nguyên nhân từ đâu?

Ông Lê Đình Quảng: Thời gian qua, có tình trạng nổi lên trong quan hệ lao động đó là doanh DN sa thải, tức là chấm dứt hợp đồng, cho thôi việc với những người lao động có tuổi cao, từ trên 35 tuổi. Đây là vấn đề rất cần quan tâm. Những vấn đề này ảnh hưởng xấu đến chính sách bảo đảm việc làm bền vững, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ cũng như an sinh xã hội của Việt Nam.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này thường là những người lao động (NLĐ) làm việc trực tiếp, giản đơn trong các ngành sử dụng nhiều lao động. Họ thường là những người tham gia lao động với cường độ lao động cao và phải tăng ca thường xuyên, làm thêm giờ, điều kiện lao động không tốt, cùng với thời gian và tuổi tác, sức khỏe ngày càng giảm sút, độ nhanh nhạy kém đi, rất khó để tăng năng suất lao động. Trong khi đó, chi phí cho các lao động này cao hơn so với lao động trẻ như chi phí về tiền lương, bảo hiểm xã hội… Nên DN muốn sa thải những lao động này để có điều kiện tiếp nhận những lao động trẻ, có chi phí lương và bảo hiểm thấp hơn, có thể tăng làm ca nhiều hơn.

Vậy pháp luật quy định vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Trong quá trình xây dựng hoàn thiện pháp luật lao động cũng đã tính về vấn đề này những rất khó điều chỉnh. Về pháp luật lao động cũng đã đưa ra những chế định về loại hợp đồng lao động, có những quy định nhằm hạn chế việc ký theo chuỗi hợp đồng lao động (tức là ký hợp đồng lao động liên tục để kéo dài thời gian) .

Vì vậy, chúng ta cũng đã có những quy định này, nhưng quả thực đây là sự bất cập giữa đảm bảo việc làm lâu dài bền vững với đảm bảo cơ chế thị trường linh hoạt và thỏa thuận. Cho nên tình trạng doanh nghiệp có nhiều cách để lách luật để cho NLĐ khi có tuổi ra khỏi khu vực lao động của DN. Tôi nghĩ về mặt pháp luật chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện.

Thưa ông, ông đánh giá thế nào về hệ lụy, khó khăn của NLĐ cũng như sự lãng phí nguồn lực khi NLĐ ở độ tuổi 35-40 đã bị "sa thải"?

Những lao động này thường gắn bó với DN với thời gian lâu, theo chúng tôi nghĩ thì thường khoảng 10 năm trở lên. Qua tiếp xúc với một số đối tượng thì hầu hết những người ở tuổi này khi bị DN thải loại thì cơ hội tiếp tục tìm việc làm mới ở DN khác là khó. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chính sách an sinh xã hội.

Thường những người này sau khi nghỉ việc không tiếp tục tham gia BHXH và tâm lý của họ là nhận trợ cấp 1 lần. Vì vậy chính sách an sinh xã hội lâu dài bị ảnh hưởng. Chưa kể những ảnh hưởng, đó là lãng phí lớn nguồn nhân lực. Những người ở tuổi 35-40 đã có những kỹ năng, ý thức về lao động, bởi vì họ có thời gian làm việc tại DN nhiều. Họ bị sa thải khỏi khu vực này, đây là sự lãng phí lớn cho nguồn nhân lực và ảnh hướng lớn đến nhiều vấn đề về an sinh xã hội khác.

Theo ông, cần có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng CN ở độ tuổi 35-40 bị DN "sa thải" nhằm tránh việc trả lương cao và tránh đóng các khoản phí bảo hiểm nhiều hơn so với lao động tuyển mới?

Chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là chính sách về quan hệ lao động theo hướng đảm bảo việc làm bền vững và xây dựng môi trường lao động an toàn, bình đẳng công bằng cho cả NLĐ và bảo đảm quyền lợi DN và NLĐ. Đây là một thách thức trong hoàn thiện pháp luật.

Về khâu tổ chức thực hiện pháp luật, các chính sách về lao động cũng cần phải tăng cường. Đặc biệt, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để xử lý thông tin kịp thời những hành vi vi phạm Bộ luật lao động, Luật công đoàn và Luật BHXH. Phải tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện chế độ chính sách pháp luật, ý thức trách nhiệm, ý thức cộng đồng cho cả NLĐ và người sử dụng lao động. Đồng thời, phải tăng cường trách nhiệm của các cấp các ngành, của cơ quan quản lý, tổ chức hoạch định chính sách. Trong đó có vai trò của tổ chức công đoàn.

Chúng tôi cũng phải tăng cường hơn nữa, nắm bắt thông tin, gần gũi tiếp cận tăng cường các hoạt động đại diện để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật lao động được tốt. Cùng với NLĐ, tổ chức công đoàn cùng DN đồng hành để phát triển bền vững DN. Khi DN phát triển thì có điều kiện cải thiện và tạo điều kiện gắn bó lâu dài cho NLĐ với DN.

Nguồn: VOV ngày 16/7/2017

..........

Tin tức

Năm 2017
  1. Nghỉ hưu sau năm 2017, lương hưu của nữ giảm đến 10% so với hiện nay (9/2017)
  2. BHXH: Cuộc chơi bí mật của Nhà nước! (9/2017)
  3. Ai bảo vệ lao động tự do? (9/2017)
  4. Hết thời lao động giá rẻ? (9/2017)
  5. Cán bộ công đoàn đang bị quá tải (9/2017)
  6. BHXH Việt Nam: khuyến cáo NLĐ không nên nhận trợ cấp một lần (9/2017)
  7. Hơn 180.000 cử nhân thất nghiệp (9/2017)
  8. Từ 1/9/2017: Đồng loạt đổi mã thẻ BHYT (9/2017)
  9. Công nhân mơ hồ với Cách mạng công nghiệp 4.0 (9/2017)
  10. Lương tối thiểu không tạo ra nhiều tác động tích cực (9/2017)
  11. 80% nữ công nhân trên 35 tuổi bị buộc nghỉ việc (9/2017)
  12. Thanh toán điện tử trong thu nộp và chi trả các chế độ bảo hiểm (9/2017)
  13. Gần 6.000 công nhân ngưng việc nhiều ngày đã đi làm trở lại (9/2017)
  14. Sở LĐTBXH TP.HCM hướng dẫn thủ tục cấp phép lao động nước ngoài qua mạng điện tử (9/2017)
  15. “Làn sóng ngầm” doanh nghiệp cho hàng ngàn công nhân lớn tuổi nghỉ việc (9/2017)
  16. Cách mạng 4.0 đến, một doanh nghiệp lớn ở Hà Nội đã sa thải 80% công nhân vì robot (9/2017)
  17. Người lao động tự do đang ... ở bên lề! (9/2017)
  18. Cấp mã số trên Sổ BHXH, Thẻ BHYT: giúp chống lạm dụng, trục lợi Quỹ BHXH, BHYT (8/2017)
  19. Hướng dẫn xác nhận sổ BHXH khi doanh nghiệp nợ BHXH (8/2017)
  20. Quy định quản lý thời gian đóng BHXH, BHYT, BHTN (8/2017)
  21. “Bó tay” với trục lợi trợ cấp thất nghiệp? (8/2017)
  22. Vì sao NLĐ thích nhận trợ cấp BHXH một lần (8/2017)
  23. Từ 31/8/2017: Việc kiểm định kỹ thuật An toàn lao động thuộc quản lý của Bộ Công Thương (8/2017)
  24. 600.000 lao động rút khỏi bảo hiểm xã hội mỗi năm (8/2017)
  25. Hơn 90% người lao động không muốn tăng tuổi nghỉ hưu (8/2017)
  26. Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân tham gia BHXH, BHYT (8/2017)
  27. Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài qua mạng (8/2017)
  28. Mức hưởng BHYT đối với thân nhân viên chức quốc phòng (8/2017)
  29. Một số thay đổi về cấp sổ BHXH và thẻ BHYT theo mã số (8/2017)
  30. Người dân có thể mua BHYT tại bưu điện xã (8/2017)
  31. Đề xuất tăng lương tối thiểu 2018 lên 6,5%, từ 180.000-230.000 đồng (8/2017)
  32. Lương không đủ sống, công nhân tăng năng suất lao động kiểu gì? (8/2017)
  33. Điều chỉnh cách tính lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ 1/7/2017
  34. Tạm dừng phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia vì chưa tìm được tiếng nói chung (7/2017)
  35. Chỉ 16,1% người lao động có tích lũy, thu nhập rất thấp (7/2017)
  36. Từ 01/01/2018: có thể bị phạt tù đến 03 năm nếu sa thải người lao động trái pháp luật
  37. Vì sao hơn 2,5 triệu lao động xin lĩnh BHXH một lần? (7/2017)
  38. 'Robot cướp việc' con người đã đến Việt Nam: 90% công nhân ở một nhà máy Bình Dương đã phải nghỉ việc vì robot! (7/2017)
  39. Bán công ty để... thoát nợ BHXH (7/2017)
  40. Tình trạng sa thải NLĐ trên 40 tuổi: Sửa luật để doanh nghiệp không thể lách luật (7/2017)
  41. Dân số Việt Nam đang già với tốc độ nhanh gấp 4 lần nước giàu (7/2017)
  42. Người lao động ồ ạt lĩnh BHXH 1 lần (7/2017)
  43. Lương tối thiểu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực (7/2017)
  44. TP.HCM: Trả hồ sơ tuất trực tiếp cho thân nhân qua bưu điện (7/2017)
  45. TP. Hồ Chí Minh kiến nghị điều chỉnh chính sách BHXH (7/2017)
  46. Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất 13,3%, VCCI chỉ muốn dưới 5% (6/2017)
  47. Nhiều lao động rời xa quỹ hưu trí, chọn hưởng BHXH một lần (6/2017)
  48. Phát hiện nhiều trường hợp trục lợi Bảo hiểm y tế (6/2017)
  49. Xuất khẩu lao động: Tranh giành hợp đồng, người lao động lãnh đủ (6/2017)
  50. Người lao động cũng muốn "trốn" tham gia BHXH (6/2017)
  51. Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN (5/2017)
  52. Trục lợi 'chùm khế ngọt' bảo hiểm y tế hàng trăm tỉ (5/2017)
  53. BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài: yếu cơ sở, thiếu ngoại trừ (5/2017)
  54. Giảm mức đóng BHXH bắt buộc cho doanh nghiệp (5/2017)
  55. Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động (4/2017)
  56. Nhức nhối nợ bảo hiểm xã hội (4/2017)
  57. Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Phải có tiêu chí cho người “ở lại” (4/2017)
  58. Doanh nghiệp gian lận hay trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự (từ 1/1/2018)
  59. Doanh nghiệp nợ BHXH: Quá khó khi năng suất lao động thấp và tỷ lệ đóng cao (12/2016) 

Quốc tế
  1. Bạn trẻ khó tìm việc vì hình xăm (8/2017)
  2. Nhật Bản làm việc từ xa, còn Việt Nam chúng ta? (7/2017)
  3. Mỹ: Ngày càng nhiều người làm việc qua tuổi 70 (7/2017)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét