Luật sư Trần Hồng Phong
Câu lạc bộ Giám đốc nhân sự
Điểm hẹn của những người làm nghề nhân sự!
Thứ Tư, 21 tháng 8, 2024
Thủ tục sa thải đối với NLĐ là thành viên Ban lãnh đạo Công đoàn cơ sở
Thứ Hai, 19 tháng 8, 2024
Nội quy lao động
Nội quy lao động là một văn bản hành chính pháp lý quan trọng do chính doanh nghiệp xây dựng và ban hành, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trật tự tại nơi làm việc; bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động ...vv; đặc biệt là về kỷ luật lao động, tại doanh nghiệp mình. Có thể xem Nội quy lao động như một "luật riêng" của doanh nghiệp, trên cơ sở phù hợp với quy định tại Bộ luật lao động, dùng làm căn cứ để xem xét và xử lý kỷ luật lao động.
<< Nội quy lao động do Người sử dụng lao động xây dựng và đăng ký, trên cơ sở có lấy ý kiến của Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở/Công đoàn cơ sở và theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật lao động (ảnh minh họa)
Nội quy lao động (biểu mẫu)
Nội quy lao động do Người sử dụng lao động xây dựng và đăng ký, trên cơ sở có lấy ý kiến của Công đoàn cơ sở và theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật lao động (ảnh minh họa)
Nội quy lao động là một văn bản hành chính pháp lý quan trọng, đặc biệt về vấn đề kỷ luật lao động, tại mỗi doanh nghiệp. Nội quy lao động có thể xem như là "luật riêng" của doanh nghiệp, được xây dựng và ban hành trên cơ sở phù hợp với quy định tại Bộ luật lao động 2019, dùng làm căn cứ để xem xét và xử lý các nội dung liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2024
Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Toà án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết hầu hết các loại tranh chấp về lao động (ảnh minh hoạ)
Ls. Trần Hồng Phong giới thiệu
Tranh chấp về lao động là những tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ, liên quan đến những vấn đề thuộc pháp luật lao động như: Về xử lý kỷ luật lao động, về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ... Tranh chấp lao động được chia thành 2 loại: Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể. Về nguyên tắc, tranh chấp lao động được giải quyết thông qua hoà giải, nếu không hoà giải được thì đưa đến Toà án giải quyết. Vậy cụ thể những tranh chấp lao động nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án?
Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2024
Quy định về an toàn lao động & vệ sinh lao động
Ls. Trần Hồng Phong giới thiệu
An toàn lao động và vệ sinh lao động là một vấn đề quan trọng, trực tiếp liên quan đến sức khoẻ, an toàn và quyền lợi của Người lao động. Theo quy định, Người lao động được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động (cùng nhiều chế độ khác). Trách nhiệm của Người sử dụng lao động là phải bảo đảm môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ, hạn chế tối đa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho Người lao động. Pháp luật cũng quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong an toàn, vệ sinh lao động.
<< Người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại phải được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động (ảnh minh họa)
Thứ Ba, 13 tháng 8, 2024
Quy trình tuyển dụng nhân sự (2)
Tuyển dụng lao động một quá trình phức tạp và quan trọng, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quản lý hiệu quả để đảm bảo tìm được ứng viên phù hợp nhất (ảnh minh hoạ)
Ls. Trần Hồng Phong giới thiệu
Quy trình tuyển dụng nhân sự là một chuỗi các bước cần thiết để tìm kiếm, lựa chọn và thu hút những ứng viên phù hợp cho các vị trí công việc trong một tổ chức hoặc công ty. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu thêm một Quy trình tuyển dụng lao động dưới dạng khái quát, nhưng vẫn đảm bảo sự chặt chẽ, đầy đủ. Các doanh nghiệp có thể tham khảo và vận dụng triển khai trong thực tiễn.
Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021
Giám đốc nhân sự - bạn là ai?
Ls Trần Hồng Phong
Giám đốc nhân sự (tiếng Anh: Chief Human Resourses Officer. Viết tắt: CHRO hoặc CPO - Chief People Officer) là người phụ trách, quản lý và giải quyết những vấn đề liên quan đến chính sách, công việc về nhân sự, đến mối quan hệ pháp luật giữa Người lao động và Người sử dụng lao động tại doanh nghiệp. Tại những doanh nghiệp lớn, có quy mô nhân sự hàng trăm, hay thậm chí hàng ngàn NLĐ, khối lượng công việc của Giám đốc nhân sự có thể nói là rất lớn, áp lực và phức tạp. Trong bài viết này, danh từ "giám đốc nhân sự" là chỉ chung cho người phụ trách công tác nhân sự tại doanh nghiệp.
Giám đốc nhân sự có một vị trí quan trọng tại doanh nghiệp (ảnh minh hoạ)
Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021
Hồ sơ xin việc gồm những gì? Lời khuyên dành cho người xin việc
Ls. Trần Hồng Phong
Trong quá trình tuyển dụng nhân sự, tất yếu doanh nghiệp sẽ yêu cầu các ứng viên (người xin việc) nộp một bộ tài liệu có tên gọi là Hồ sơ xin việc, dùng làm cơ sở để đánh giá sơ bộ về người xin việc, qua đó xác định có phù hợp với tiêu chí tuyển dụng hay không? Vậy hồ sơ xin việc nên và gồm những tài liệu nào là vừa đủ?
<< Hồ sơ xin việc không cần quá nhiều tài liệu, nhưng phải bảo đảm có đủ những tài liệu cơ bản (ảnh minh hoạ)
Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021
Quy trình tuyển dụng & thử việc
Tuyển dụng lao động, bao gồm quá trình thử việc, là một công việc thường xuyên và quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đây là công đoạn đầu tiên của một hợp đồng lao động, làm phát sinh quan hệ pháp luật về lao động, dân sự giữa hai bên. Do vậy quá trình này cần thiết xây dựng thành một quy trình, theo trình tự, thủ tục chặt chẽ. Điều này sẽ giúp hiệu quả hơn trong công tác tuyển dụng, hạn chế những rủi ro, tranh chấp pháp lý có thể xảy ra. Trên thực tế, có không ít vụ án liên quan đến vấn đề thử việc, tuyển dụng...
Phỏng vấn chắc chắn là một khâu quan trọng trong quy trình tuyển dụng (ảnh minh hoạ)
Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021
Hợp đồng đào tạo nghề (biểu mẫu)
Ls. Trần Hồng Phong
Người lao động là tài sản quí của mọi doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có khả năng đã sẵn sàng hỗ trợ các khoản chi phí để NLĐ có cơ hội học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, giúp làm việc hiệu quả hơn. Theo quy định, để bảo đảm công bằng và quyền lợi cho cả hai bên, các bên có quyền và nên thỏa thuận về việc hỗ trợ chi phí đào tạo và cam kết của NLĐ về thời gian làm việc sau đào tạo, việc hoàn trả chi phí đào tạo trong trường hợp NLĐ vi phạm cam kết, trách nhiệm của các bên ...vv.
Vấn đề này được quy định tại Bộ luật lao động 2019 - với tên gọi là "Hợp đồng đào tạo nghề" và tại Luật giáo dục nghề nghiệp (2014).
<< Có nên đồng ý ký hợp đồng đào tạo với công ty không ta? (ảnh minh họa)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)