Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Quy chế hoạt động của Ban nữ công Công đoàn cơ sở (biểu mẫu)

Theo quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam (2013), xác định Công tác nữ công là một nhiệm vụ của Ban Chấp hành Công đoàn mỗi cấp, nhằm phát huy vai trò và đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của lao động nữ theo quy định của pháp luật. Như vậy, Công tác nữ công cũng chính là một nhiệm vụ của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.



Công tác nữ công là trách nhiệm của mỗi Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp (ảnh minh hoạ)


Để thực hiện nhiệm vụ công tác nữ công, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở cần phân công ít nhất một đoàn viên công đoàn đảm nhận công tác nữ công. Người này tốt nhất là thành viên trong Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Chức danh làm việc sẽ là "Uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, phụ trách công tác nữ công". Đối với những doanh nghiệp lớn, có nhiều lao động/đoàn viên công đoàn nữ, thì có thể thành lập Ban nữ công Công đoàn.

Dưới đây là Quy chế hoạt động của Ban nữ công Công đoàn Điện lực Việt Nam (đăng công khai trên website doanh nghiệp này).  Câu lạc bộ GĐ Nhân sự chúng tôi giới thiệu như một tài liệu/biểu mẫu để các doanh nghiệp tham khảo.

Lưu ý: Vì Điện lực VN là một doanh nghiệp lớn, nên số lượng thành viên trong Ban nữ công khá nhiều. Các doanh nghiệp khác không nhất thiết phải như vậy. Tài liệu này có ý nghĩa tham khảo.

........

 TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VN
Số: 54/QĐ-CĐ
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 214

QUYẾT ĐỊNH

Về việc: ban hành Quy chế hoạt động của ban Nữ công 
Công đoàn Điện lực Việt Nam, nhiệm kỳ 2013 - 2018

BAN THƯỜNG VỤ CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

- Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Căn cứ Quyết định số 1632/QĐ-TLĐ ngày 01/12/2000 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định chức năng nhiệm vụ của Công đoàn Điện lực VN;

- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Ban thường vụ Công đoàn Điện lực Việt Nam, phiên họp ngày 12/9/2013;

- Theo đề nghị của Ban Nữ công, Ban Tổ chức Công đoàn Điện lực Việt Nam,


QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy chế hoạt động của ban Nữ công Công đoàn Điện lực Việt Nam, nhiệm kỳ 2013 - 2018”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Ban Nữ công Công đoàn Điện lực Việt Nam; các Ban của Công đoàn Điện lực Việt Nam, Công đoàn các đơn vị trực thuộc và các thành viên Ban Nữ công chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

                                                                                    TM. BAN THƯỜNG VỤ
                                                                                              CHỦ TỊCH
                                                                                         (ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:
- Như điều 2.
- Các đ/c thường vụ CĐ ĐLVN.
- Lưu vi tính. 

...............

 TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2014

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG 
CỦA BAN NỮ CÔNG CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Nhiệm kỳ 2013 -2018
(Ban hành kèm theo QĐ số 54 /CĐ ĐVN ngày 10 tháng 01 năm 2014 )

Chương I- Những quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc và chế độ hoạt động, mối quan hệ công tác của các thành viên trong Ban nữ công Công đoàn Điện lực Việt Nam nhằm phát huy trí tuệ tập thể, kinh nghiệm hoạt động của cán bộ nữ công đại diện các khối sản xuất, các đơn vị vùng, miền. Qua đó giúp Ban chấp hành Công đoàn Điện lực Việt Nam nắm bắt kịp thời những thông tin liên quan đến phong trào nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công tại các đơn vị trong Tập đoàn. Xây dựng nội dung, chương trình công tác phù hợp với đặc điểm ngành nghề góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động Ban nữ công công đoàn các cấp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ban nữ công Công đoàn Điện lực Việt Nam;

2. Ban nữ công công đoàn cơ sở và Công đoàn cấp trên cơ sở

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động

1. Ban nữ công Công đoàn Điện lực Việt Nam do Ban chấp hành Công đoàn Điện lực Việt Nam thành lập và chỉ đạo hoạt động. Là tổ chức hoạt động mang tính quần chúng, quy tụ những cán bộ nữ làm công tác chuyên môn; cán bộ nữ công đại diện cho các khối sản xuất, đơn vị vùng miền trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam giúp Ban chấp hành Công đoàn Điện lực Việt trong việc chỉ đạo triển khai phong trào Nữ CNVCLĐ và chương trình công tác Nữ công hàng năm. Đồng chí Trưởng ban do Công đoàn Điện lực Việt Nam bổ nhiệm.

2. Hoạt động của Ban nữ công nhằm thực hiện vai trò của Tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, trong đó có lao động nữ, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao và phát huy trình độ, năng lực và vai trò của nữ CNVCLĐ; đảm bảo để nữ CNVCLĐ tham gia bình đẳng vào các hoạt động của cơ quan/đơn vị; nâng cao vai trò, vị trí của nữ CNVCLĐ trong đơn vị và gia đình, góp phần tạo điều kiện để nữ CNVCLĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tại cơ quan/đơn vị và hoàn thành tốt chức năng của mình tại gia đình.

3. Ban nữ công làm việc trên nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định các nội dung:

- Chương trình hành động, hoạt động theo nhiệm kỳ.

- Chương trình hoạt động hàng năm.

- Dự thảo, đề xuất các chủ trương, chương trình kế hoạch liên quan đến phong trào nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công trình lãnh đạo Công đoàn.

Chương II- Chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn của Ban nữ công

Điều 4. Chức năng:


Nghiên cứu, tham mưu cho Ban chấp hành, Ban Thường vụ về công tác vận động Nữ CNVCLĐ; chính sách, pháp luật có liên quan đến Nữ CNVCLĐ; những vấn đề về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn, công tác cán bộ nữ và Vì sự tiến bộ của Nữ CNVCLĐ.

Điều 5. Nhiệm vụ:

1. Đề xuất chủ trương về công tác vận động, giáo dục Nữ CNVCLĐ.

2. Tham mưu đề xuất các hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ, cán bộ nữ; các vấn đề về công tác gia đình, về giới, bình đẳng giới; công tác bảo vệ, chăm sóc Bà mẹ - Trẻ em và công tác Dân số - Sức khoẻ sinh sản - Kế hoạch hoá gia đình.

3. Phối hợp với các ban, đơn vị, các tổ chức và cơ quan liên quan đề xuất, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với lao động nữ.

4. Theo dõi, hướng dẫn hoạt động chuyên đề nữ công của công đoàn các cấp. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác nữ công. Chủ động phối hợp với các ban triển khai, sơ kết, tổng kết những chuyên đề về công tác nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công báo cáo Ban Thường vụ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

5. Tham gia quản lý Quỹ Nữ CNVC-LĐ Tập đoàn điện lực Việt Nam.

Điều 6. Quyền hạn:

1. Được đại diện cho nữ CNVCLĐ tham gia các cuộc họp, hội nghị do chuyên môn, công đoàn tổ chức có nội dung liên quan đến chế độ, chính sách lao động nữ và trẻ em.

2. Được phản ánh, đề xuất với Đảng, Chuyên môn và Công đoàn để có biện pháp giải quyết những kiến nghị liên quan đến đời sống, việc làm, chế độ, chính sách lao động nữ.

3. Được theo dõi, giám sát hoặc phối hợp tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tập đoàn, đơn vị đối với lao động nữ.

4. Được đề xuất kinh phí hoạt động.

Chương III- Nhiệm vụ và quyền hạn của các uỷ viên Ban nữ công

Điều 7. Trưởng Ban:


1. Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành công đoàn Điện lực Việt Nam về nội dung công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động trong Tập đoàn.

3. Tham mưu, đề xuất với Ban chấp hành Công đoàn Điện lực Việt Nam về chương trình, kế hoạch hoạt động nữ công hàng năm, chương trình hoạt động theo nhiệm kỳ hoạt động của Công đoàn.

3. Phân công nhiệm vụ của cho các uỷ viên trong Ban nữ công.

4. Đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công.

5. Đại diện cho Ban trong các mối quan hệ công tác.

6. Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của Ban.

7. Các báo cáo liên quan đến hoạt động nữ công.

8. Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác nữ công.

Điều 8. Phó trưởng Ban:

1. Tham mưu, đề xuất giúp Trưởng ban tổ chức các hoạt động liên quan đến công tác VSTBPN và công tác Bình đẳng giới, các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách lao động nữ, cán bộ nữ

2. Thay mặt Ban làm việc với các đơn vị khi được phân công.

3. Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.

Điều 9. Các thành viên:

1. Tham gia cùng tập thể Ban xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban.

2. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban về các lĩnh vực hoạt động được giao.

3. Tham gia đầy đủ các hội nghị thường kỳ của Ban.

4. Tham gia các đoàn kiểm tra về hoạt động nữ công khi được phân công

5. Theo dõi, cung cấp thông tin, báo cáo kết quả hoạt động liên quan đến lĩnh vực công tác do cá nhân phụ trách.

Chương IV- Chế độ làm việc

Điều 10. Chế độ họp:


Hàng năm, Ban nữ công tổ chức họp thường kỳ ít nhất 2 lần để đánh giá kết quả hoạt động của Ban và các thành viên, thông qua chương trình hoạt động và tìm các giải pháp tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm tiếp theo.

Điều 11. Chế độ báo cáo:

Các thành viên của Ban có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo ban về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công định kỳ 6 tháng 1 lần, trước 30/6 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước 30/11 đối với báo cáo năm, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Công đoàn Điện lực Việt Nam và của Tổng liên đoàn. Ban nữ công có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện các chương trình hoạt động với Công đoàn Điện lực Việt Nam và với Tổng Liên đoàn.

Điều 12. Chế độ kiểm tra:

Một năm 1 lần, Ban nữ công tổ chức kiểm tra về tình hình thực hiện chương trình công tác, kế hoạch hoạt động phong trào nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công các đơn vị theo kế hoạch được lãnh đạo Công đoàn Điện lực Việt Nam duyệt và báo cáo kết quả kiểm tra với Công đoàn Điện lực Việt Nam.

Phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ đồng cấp kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ, công tác bình đẳng giới và các chế độ liên quan đến lao động nữ.

Điều 13. Mối quan hệ công tác:

1. Ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Công đoàn Điện lực Việt Nam.

2. Ban chịu sự hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng Liên đoàn (Ban nữ công Tổng liên đoàn).

3. Phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ đồng cấp để cùng thực hiện nhiệm vụ chung liên quan đến lao động nữ.

Điều 14. Kinh phí và điều kiện hoạt động:

1. Kinh phí hoạt động của Ban nữ công được tính từ nguồn kinh phí công đoàn trên cơ sở dự toán được lãnh đạo công đoàn duyệt hoặc được duyệt trong chi phí sản xuất khi có chương trình phối hợp hoạt động Vì sự tiến bộ phụ nữ.

2. Chế độ thù lao cho các thành viên Ban nữ công Công đoàn Điện lực Việt Nam mức 200.000đ/người/tháng. Trường hợp đặc biệt Ban nữ công đề xuất trình lãnh đạo duyệt.

Chương V- Tổ chức thực hiện

Điều 15. Quy chế này được áp dụng trong Công đoàn Điện lực Việt Nam khoá IV (nhiệm kỳ 2013 – 2018, có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì được xem xét sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Điều 16. Công đoàn Điện lực Việt Nam, Công đoàn các đơn vị trực thuộc và các thành viên Ban Nữ công Công đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

Điều 17. Trên cơ sở Quy chế này, Ban nữ công Công đoàn các đơn vị xây dựng quy chế hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị mình, trình lãnh đạo công đoàn đơn vị phê duyệt để tổ chức thực hiện.

                                                                      TM. BAN THƯỜNG VỤ
                                                                                CHỦ TỊCH
                                                                           (Ký tên, đóng dấu)


..........

CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
            BAN NỮ CÔNG


PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN

BAN NỮ CÔNG CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

NHIỆM KỲ IV (2013 - 2018)



Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-CĐ ĐVN ngày 30/9/2013 về việc thành lập Ban nữ công của Công đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết đinh số 54 /QĐ – CĐ ĐVN ngày 10 / 01 / 2014 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban nữ công Công đoàn Điện lực Việt Nam nhiệm kỳ 2013 – 2018. 

Các thành viên Ban nữ công Công đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện theo Quy chế do Công đoàn Điện lực Việt Nam ban hành, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

1- Bà Nguyễn XXX - Trưởng Ban 

Chịu trách nhiệm trước Ban thường vụ Công đoàn Điện lực Việt Nam về nội dung công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động toàn Tập đoàn.

Nghiên cứu, tham mưu đề xuất tổ chức các hoạt động phong trào nữ CNVC và hoạt động nữ công. Hướng dẫn hoạt động chuyên đề Nữ công Công đoàn các cấp; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Công tác nữ. Chủ động phối hợp với các Ban Công đoàn Điện lực Việt Nam sơ kết, tổng kết chuyên đề nữ công; thực hiện báo cáo Ban Thường vụ và Tổng Liên đoàn về kết quả hoạt động phong trào nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công theo định kỳ. 

Tham gia Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tham mưu, đề xuất các hoạt động Vì sự tiến bộ phụ nữ, công tác cán bộ nữ, các vấn đề về công tác Gia đình, công tác Bình đẳng giới; Công tác chăm sóc, bảo vệ bà mẹ- trẻ em; Công tác Dân số- Sức khoẻ sinh sản- Kế hoạch hoá gia đình...

Phối hợp với các ban, đơn vị, các tổ chức và cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ và công tác bình đẳng giới. 

Tham gia quản lý Quỹ Nữ CNVCLĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Tham mưu trong việc phát động, quản lý và sử dụng quỹ theo quy chế, báo cáo Ban thường vụ về kết quả hoạt động theo định kỳ hoặc đột xuất.

Đề xuất khen thưởng chuyên đề.

Theo dõi hoạt động nữ công các đơn vị thuộc khối Cơ khí, sửa chữa Nhiệt điện, các Công ty thuỷ điện, nhiệt điện trực thuộc Tập đoàn.

Tổng hợp ý kiến tham mưu đề xuất và báo cáo của các thành viên trong Ban nữ công về các nội dung liên quan đến phong trào nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công để trình Lãnh đạo Công đoàn Điện lực Việt Nam.

2- Bà Bùi YYY - Phó trưởng ban

Tham mưu, đề xuất giúp Trưởng ban tổ chức các hoạt động liên quan đến công tác Vì sự tiến bộ của phụ nữ và công tác Bình đẳng giới, các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách lao động nữ, cán bộ nữ trong Tập đoàn.

Thay mặt Ban nữ công làm việc với các đơn vị khi được phân công

Trực tiếp chỉ đạo hoạt động nữ công Cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Theo dõi, chỉ đạo phong trào nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công khối các đơn vị : Trung tâm Thông tin Điện lực, Công ty Mua bán điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Công ty Tài chính cổ phần Điện lực, Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Điện lực và Viễn thông, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Công ty TNHHMTV DL&DVCĐ ĐLVN, Ban quản lý & Điều hành toà nhà EVN.

3- Bà Nguyễn ZZZ - Thành viên 

Là đầu mối triển khai các nội dung liên quan đến hoạt động Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới của Tập đoàn.

Theo dõi, tổng hợp báo cáo về số lượng, chất lượng đội ngũ nữ CNVCLĐ; công tác cán bộ nữ, đề xuất công tác đào tạo bồi dưỡng nữ cán bộ, nữ CNVCLĐ của Tập đoàn.

4- Bà Đinh BBB - Thành viên 

Tham gia triển khai thực hiện nội dung, chương trình, kinh phí hoạt động nữ công toàn Tập đoàn; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Quy chế “Quản lý và Sử dụng quỹ Nữ CNVCLĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam” theo định kỳ và đột xuất. Đề xuất các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

5- Bà Trần NNN - Thành viên

Đầu mối tổng hợp số liệu phong trào nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công, số liệu về công tác tổ chức Ban nữ công và công tác khen thưởng theo quy định.

Tham gia tổ chức hoạt động phong trào nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công toàn Tập đoàn.

6- Bà Đồng DDD - Thành viên

Trực tiếp chỉ đạo triển khai hoạt động nữ Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, tham mưu, đề xuất hoạt động phù hợp với đặc thù của đơn vị.

(vv ...)
...

Các thành viên Ban nữ công Công đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện theo phân công nhiệm vụ, thường xuyên phản ánh, đề xuất và báo cáo kết quả về Công đoàn Điện lực Việt Nam theo quy định (đầu mối tổng hợp ý kiến là đồng chí Trưởng ban nữ công ). 

.........

Bài liên quan:

Công đoàn
  1. Công đoàn là gì?
  2. Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam
  3. Liên đoàn lao động huyện, quận: "Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở" của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp
  4. Trách nhiệm bảo đảm hoạt động của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp của NSDLĐ
  5. Nhiệm kỳ, Ban chấp hành Công đoàn & Đại hội Công đoàn cơ sở
  6. Đoàn viên Công đoàn, điều kiện và thủ tục kết nạp, công nhận Đoàn viên Công đoàn
  7. Cán bộ Công đoàn, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ Công đoàn
  8. Tiêu chuẩn, điều kiện được tham gia Ban chấp hành Công đoàn cơ sở 
  9. Quy định về đóng đoàn phí Công đoàn
  10. Thủ tục chuyển sinh hoạt Công đoàn
  11. Quy định về sử dụng và quản lý Thẻ đoàn viên Công đoàn
  12. Đối thoại tại nơi làm việc
  13. Quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở & Công đoàn cấp trên trực tiếp
  14. Quy định về Thoả ước lao động tập thể
  15. Quy chế thực hiện dân chủ tại nơi làm việc (biểu mẫu)
  16. Quyền và trách nhiệm của Đoàn viên công đoàn (NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn)
  17. Công tác nữ công - nhiệm vụ của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
  18. Xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ là cán bộ Công đoàn cơ sở

Thủ tục hành chính:

Biểu mẫu:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét