Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Lao động phi chính thức: yếu thế và dễ tổn thương

Thuỳ Dung

Cả nước có tới 18 triệu người lao động phi chính thức, chiếm tới trên 57% tổng số lao động. Đây là nhóm lao động yếu thế, dễ bị tổn thương và gần như không có khả năng thương lượng trong công việc. Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo công bố Báo cáo lao động phi chính thức của Việt Nam do Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Lao động quốc Tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức ngày 4-10-2017 tại Hà Nội.

(ảnh minh hoạ)




Lao động phi chính thức xuất hiện ngay cả trong các khu vực việc làm chính thức. Trong tổng số hơn 16 triệu người làm công ăn lương thì có khoảng 1/3 là lao động phi chính thức. Nói cách khác, cứ ba người làm công ăn lương trong khu vực chính thức thì có một lao động phi chính thức. Những người này dù làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức nhà nước nhưng lại không có hợp đồng lao động, không được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và không được hưởng nhiều quyền lợi khác.

Con số 18 triệu lao động phi chính thức trên là chưa bao gồm số lao động trong khu vực nông nghiệp. Nếu tính cả con số khoảng 22 triệu lao động nông nghiệp thì tổng số lao động phi chính thức ở Việt Nam có thể lên tới 40 triệu người, chiếm trên 70% tổng lực lượng lao động hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Xuân Mai, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, kết quả của cuộc điều tra việc làm đã đưa ra được một số những bằng chứng về xu hướng biến động cũng như những đặc điểm dễ nhận thấy của lao động phi chính thức ở Việt Nam.

Hà Nội và TPHCM là hai thành phố lớn và cũng là hai trung tâm kinh tế-chính trị có số lao động phi chính thức lớn nhất, chiếm trên 20% tổng số lao động phi chính thức của cả nước.

Nghiên cứu cho thấy, khu vực phi chính thức có những đặc điểm dễ nhận thấy như lao động trong khu vực này có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thỏa thuận miệng, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài.

“Đặc biệt, cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực này thường có quy mô rất nhỏ hoặc siêu nhỏ, không đăng ký kinh doanh, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác cho người lao động”, bà Mai nói.

Nữ giới có xu hướng làm các công việc dễ bị tổn thương hơn nam giới. Có 31,8% lao động phi chính thức nam giới được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương; con số này ở nữ giới lên tới 59,6%.

Tiền lương bình quân của lao động phi chính thức thấp hơn của lao động chính thức ở tất cả các vị thế việc làm. Tiền lương bình quân của nhóm lao động chính thức vào khoảng 6,7 triệu đồng/tháng, trong khi tiền lương bình quân của nhóm lao động phi chính thức chỉ bằng hơn một nửa con số đó (4,4 triệu đồng/tháng).

Ông Chang Hee Lee, Trưởng đại diện Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho rằng, nền kinh tế phi chính thức cũng là thách thức chung của nhiều nước trên thế giới. Để giảm bớt lao động phi chính thức thì phải thúc đẩy việc làm chính thức thông qua việc đưa lao động vào làm tại các công ty, có ký kết hợp đồng, lao động được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Theo ông Lee, kết quả điều tra về lao động, việc làm trong năm 2017 sẽ là cơ sở để đưa ra được những phản ứng chính sách phù hợp.

Cuộc điều tra lao động việc làm là cuộc điều tra mẫu do Tổng cục thống kê tiến hành điều tra trên phạm vi 63 tỉnh, thành với quy mô mẫu khoảng 20.000 hộ/tháng và tương ứng với cả năm khoảng 240.000 hộ.

Nguồn: báo KTSG
............

Tin tức

Năm 2017
  1. 5 bước doanh nghiệp cần làm để cấp mã số BHXH cho NLĐ (10/2017)
  2. Đơn giản hóa thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp (9/2017)
  3. Khó đạt mục tiêu trên 50% NLĐ tham gia BHXH
  4. 3 năm, có 2,5 triệu NLĐ xin lĩnh BHXH một lần (9/2017)
  5. Hàng chục ngàn nhân viên Mai Linh taxi, Vinasun taxi phải nghỉ việc vì ... Uber, Grab (9/2017)
  6. Công đoàn: Nhọc nhằn nhận ủy quyền khởi kiện (9/2017)
  7. Nghỉ hưu sau năm 2017, lương hưu của nữ giảm đến 10% so với hiện nay (9/2017)
  8. BHXH: Cuộc chơi bí mật của Nhà nước! (9/2017)
  9. Ai bảo vệ lao động tự do? (9/2017)
  10. Hết thời lao động giá rẻ? (9/2017)
  11. Cán bộ công đoàn đang bị quá tải (9/2017)
  12. BHXH Việt Nam: khuyến cáo NLĐ không nên nhận trợ cấp một lần (9/2017)
  13. Hơn 180.000 cử nhân thất nghiệp (9/2017)
  14. Từ 1/9/2017: Đồng loạt đổi mã thẻ BHYT (9/2017)
  15. Công nhân mơ hồ với Cách mạng công nghiệp 4.0 (9/2017)
  16. Lương tối thiểu không tạo ra nhiều tác động tích cực (9/2017)
  17. 80% nữ công nhân trên 35 tuổi bị buộc nghỉ việc (9/2017)
  18. Thanh toán điện tử trong thu nộp và chi trả các chế độ bảo hiểm (9/2017)
  19. Gần 6.000 công nhân ngưng việc nhiều ngày đã đi làm trở lại (9/2017)
  20. Sở LĐTBXH TP.HCM hướng dẫn thủ tục cấp phép lao động nước ngoài qua mạng điện tử (9/2017)
  21. “Làn sóng ngầm” doanh nghiệp cho hàng ngàn công nhân lớn tuổi nghỉ việc (9/2017)
  22. Cách mạng 4.0 đến, một doanh nghiệp lớn ở Hà Nội đã sa thải 80% công nhân vì robot (9/2017)
  23. Người lao động tự do đang ... ở bên lề! (9/2017)
  24. Cấp mã số trên Sổ BHXH, Thẻ BHYT: giúp chống lạm dụng, trục lợi Quỹ BHXH, BHYT (8/2017)
  25. Hướng dẫn xác nhận sổ BHXH khi doanh nghiệp nợ BHXH (8/2017)
  26. Quy định quản lý thời gian đóng BHXH, BHYT, BHTN (8/2017)
  27. “Bó tay” với trục lợi trợ cấp thất nghiệp? (8/2017)
  28. Vì sao NLĐ thích nhận trợ cấp BHXH một lần (8/2017)
  29. Từ 31/8/2017: Việc kiểm định kỹ thuật An toàn lao động thuộc quản lý của Bộ Công Thương (8/2017)
  30. 600.000 lao động rút khỏi bảo hiểm xã hội mỗi năm (8/2017)
  31. Hơn 90% người lao động không muốn tăng tuổi nghỉ hưu (8/2017)
  32. Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân tham gia BHXH, BHYT (8/2017)
  33. Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài qua mạng (8/2017)
  34. Mức hưởng BHYT đối với thân nhân viên chức quốc phòng (8/2017)
  35. Một số thay đổi về cấp sổ BHXH và thẻ BHYT theo mã số (8/2017)
  36. Người dân có thể mua BHYT tại bưu điện xã (8/2017)
  37. Đề xuất tăng lương tối thiểu 2018 lên 6,5%, từ 180.000-230.000 đồng (8/2017)
  38. Lương không đủ sống, công nhân tăng năng suất lao động kiểu gì? (8/2017)
  39. Điều chỉnh cách tính lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ 1/7/2017
  40. Tạm dừng phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia vì chưa tìm được tiếng nói chung (7/2017)
  41. Chỉ 16,1% người lao động có tích lũy, thu nhập rất thấp (7/2017)
  42. Từ 01/01/2018: có thể bị phạt tù đến 03 năm nếu sa thải người lao động trái pháp luật
  43. Vì sao hơn 2,5 triệu lao động xin lĩnh BHXH một lần? (7/2017)
  44. 'Robot cướp việc' con người đã đến Việt Nam: 90% công nhân ở một nhà máy Bình Dương đã phải nghỉ việc vì robot! (7/2017)
  45. Bán công ty để... thoát nợ BHXH (7/2017)
  46. Tổng LĐLĐ Việt Nam lên tiếng việc ”sa thải” công nhân ở tuổi 35-40 (7/2017)
  47. Tình trạng sa thải NLĐ trên 40 tuổi: Sửa luật để doanh nghiệp không thể lách luật (7/2017)
  48. Dân số Việt Nam đang già với tốc độ nhanh gấp 4 lần nước giàu (7/2017)
  49. Người lao động ồ ạt lĩnh BHXH 1 lần (7/2017)
  50. Lương tối thiểu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực (7/2017)
  51. TP.HCM: Trả hồ sơ tuất trực tiếp cho thân nhân qua bưu điện (7/2017)
  52. TP. Hồ Chí Minh kiến nghị điều chỉnh chính sách BHXH (7/2017)
  53. Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất 13,3%, VCCI chỉ muốn dưới 5% (6/2017)
  54. Nhiều lao động rời xa quỹ hưu trí, chọn hưởng BHXH một lần (6/2017)
  55. Phát hiện nhiều trường hợp trục lợi Bảo hiểm y tế (6/2017)
  56. Xuất khẩu lao động: Tranh giành hợp đồng, người lao động lãnh đủ (6/2017)
  57. Người lao động cũng muốn "trốn" tham gia BHXH (6/2017)
  58. Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN (5/2017)
  59. Trục lợi 'chùm khế ngọt' bảo hiểm y tế hàng trăm tỉ (5/2017)
  60. BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài: yếu cơ sở, thiếu ngoại trừ (5/2017)
  61. Giảm mức đóng BHXH bắt buộc cho doanh nghiệp (5/2017)
  62. Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động (4/2017)
  63. Nhức nhối nợ bảo hiểm xã hội (4/2017)
  64. Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Phải có tiêu chí cho người “ở lại” (4/2017)
  65. Doanh nghiệp gian lận hay trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự (từ 1/1/2018)
  66. Doanh nghiệp nợ BHXH: Quá khó khi năng suất lao động thấp và tỷ lệ đóng cao (12/2016) 

Quốc tế
  1. Bạn trẻ khó tìm việc vì hình xăm (8/2017)
  2. Nhật Bản làm việc từ xa, còn Việt Nam chúng ta? (7/2017)
  3. Mỹ: Ngày càng nhiều người làm việc qua tuổi 70 (7/2017)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét