Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

Sáng đi làm, chiều nhận quyết định sa thải


CLB GĐNS: Việc tiêu đề bài báo ghi "quyết định sa thải" là không chính xác. Thực chất đây là QĐ chấm dứt HĐLĐ do HĐLĐ hết thời hạn mà không tái ký. Tuy nhiên có thể thấy vấn đề mà bài báo nêu là một thực trạng rất đáng quan ngại trong bức tranh chung về tình hình lao động tại VN hiện nay.

Viện Công nhân – Công đoàn đưa ra cảnh báo, trong 6 triệu lao động làm ở KCN-KCX hiện nay, sẽ có khoảng 3 triệu lao động sẽ bị thay thế trong khoảng 2 đến 3 năm tới khi bước qua tuổi 30. Từ độ tuổi 30 đến 35 - độ tuổi thường được coi là "chín" nhất trong sự nghiệp mỗi người thì trớ trêu thay hàng ngàn công nhân đang làm việc tại các KCX-KCN lại lao đao rơi vào thời điểm dễ bị mất việc nhất. Tình trạng này đang diễn ra ngày càng phổ biến 3 năm trở lại đây tại các KCN-KCX quanh Thủ đô Hà Nội.

(ảnh minh hoạ)


Về hưu ở tuổi 30

Sau 4 tháng chật vật sắp xếp thời gian đưa đón con đi học, chị Lương Hiền – một công nhân (CN) đang làm việc tại KCN Bắc Thăng Long quyết định nghỉ việc. Công ty lấy lý do đang cơ cấu lại sản xuất nên chuyển chị qua vị trí mới với lịch làm việc dày đặc. Con nhỏ, chồng đi làm xa, nhà thuê trọ, chị xoay như chong chóng cũng chẳng đáp ứng được yêu cầu của công ty. Nhiều công nhân như chị cũng chấp nhận nghỉ việc vì liên tục bị công ty "làm khó", dù doanh nghiệp không bao giờ nói thẳng vấn đề tuổi tác.Chị bảo: "Tất cả những CN làm việc tại KCN đều biết tình trạng doanh nghiệp (DN) sẽ sa thải công nhân khi ngoài 30 tuổi với nhiều lý do như hết hợp đồng, công ty khó khăn phải cơ cấu lại sản xuất hoặc chuyển đổi sang làm vị trí công việc khác để CN không chịu nổi áp lực xin tự nghỉ việc…".

Nhiều đồng nghiệp của chị Lương Hiền như anh Quang, chị Hoa, chị Xuân… cùng sống trong một xóm trọ cuối làng Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh tuy chưa nghỉ việc nhưng lúc nào tư tưởng "nghỉ việc" cũng xuất hiện trên đầu. "Lương của tôi hơn 4 triệu/tháng, tằn tiện chi tiêu cũng đủ thuê trọ, sinh hoạt. Tuy nhiên, khoảng 3 năm gần đây, công ty liên tục thay lao động bằng người trẻ hơn ở những công đoạn đơn giản chỉ học việc 2-3 tuần là có thể làm việc. Những người gắn bó với công ty lâu như tôi không được tăng ca, còn công nhân trẻ tăng ca liên tục, lương có khi gấp đôi người cũ…" – chị Xuân (quê Thái Nguyên) lo lắng.

Theo quy định của luật pháp, DN chỉ cần thông báo trước cho lao động 45 ngày là có thể cho nghỉ. Không chỉ chị Hiền, chị Xuân… mà hàng ngàn CN khác luôn trong diện có thể sa thải… bất thình lình. Kết quả khảo sát mẫu tại hơn 60 DN trong cả nước tại KCN-KCX mới đây của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam), 70-80% lao động nữ trên 35 tuổi tự bỏ việc hoặc chấm dứt hợp đồng khi hết hạn… Nguyên nhân chính dẫn đến chấm dứt quan hệ lao động là: 59,6% CN cho rằng lương thấp không đủ sống, 39% do áp lực công việc (tăng ca, định mức cao), 13,4% công việc nặng nhọc, nguy hiểm, 8,4% bị quấy rối tình dục, 16,4% bị chửi mắng, phân biệt đối xử, hơn 15% sức khỏe không đảm bảo, mất sức lao động, 12,6% bị thôi việc, bị đuổi (không lý do)… Tâm lý của người lao động (NLĐ) cũng theo nhiều cung bậc khác nhau: 27% người lao động bị "bất ngờ" khi cầm quyết định nghỉ việc, 11,9% bị "khủng hoảng".

Viện Công nhân – Công đoàn đưa ra cảnh báo, trong 6 triệu lao động làm ở KCN-KCX hiện nay, sẽ có khoảng 3 triệu lao động sẽ bị thay thế trong khoảng 2 đến 3 năm tới khi bước qua tuổi 30. Tình trạng sa thải NLĐ tùy tiện đang trở nên phổ biến, nhiều người sử dụng lao động hành xử không theo luật định. Có tình trạng, buổi sáng còn đi làm, buổi chiều đã nhận quyết định sa thải. Thực tế, khó xử lý và xử phạt được doanh nghiệp sử dụng lao động.


Tới nay chưa có một khảo sát, điều tra đầy đủ nào về vấn đề DN sa thải CN ở tuổi 30, tất cả mới dừng lại ở ghi nhận hiện tượng. Và các công ty đều không làm sai quy định pháp luật hiện hành nên chưa có cơ sở để xử lý. Tuy nhiên, ông Vũ Quang Thọ, Viện Công nhân - Công đoàn Việt Nam thừa nhận tình trạng này diễn ra ở hầu khắp thị trường lao động. Ông gọi là "đổ vỡ thị trường lao động": "Thực tế, dù biết có hiện tượng sa thải CN nhân lao động nhưng các công ty đều lách luật ngay khi ký kết hợp đồng lao động nên đến nay chưa có cơ sở để xử lý DN" – ông Thọ nói.

Lãng phí nguồn nhân lực

Thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội trong 4 tháng đầu năm 2017 cho thấy, có tới 89% lao động (10.441 người) trên 35 tuổi đến đăng ký thất nghiệp.

Trao đổi với báo giới tại cuộc họp báo do BHXH VN tổ chức mới đây, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết, tình trạng DN sa thải lao động trên 35 tuổi đang trở thành một xu hướng có thật, "tình trạng này đã diễn ra cách đây 6-7 năm nhưng tới thời điểm này diễn ra rõ hơn".

Qua thực tế giải quyết tình trạng thất nghiệp của BHXH Hà Nội trong năm 2017, cho thấy tình trạng cho lao động quá 35 tuổi nghỉ việc nhiều. "Sau 35-40 tuổi, sức khỏe NLĐ không còn nhanh nhạy, ít khả năng tiếp thu công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động. Trong khi đó, thời gian công tác dài tất yếu dẫn tới chi phí về tiền lương và BHXH của NLĐ cao lên" - ông Lê Đình Quảng nói rõ hơn. Không ít DN đã thỏa thuận chi một khoản tiền cao hơn quy định của pháp luật để NLĐ tự xin nghỉ việc. NLĐ bị buộc phải quay về khu vực không có quan hệ lao động và không tham gia vào hệ thống BHXH. "Đây là sự lãng phí lớn đối với nguồn lao động của quốc gia. Trong khi đó, Bộ Luật Lao động quy định nam nghỉ hưu ở tuổi 60, nữ 55. Cần có sự điều chỉnh và sửa đổi về pháp luật lao động theo hướng tạo việc làm bền vững. Tuy nhiên, điều này cũng rất khó bởi pháp luật lao động xây dựng trên cơ chế thị trường linh hoạt" - ông Quảng bày tỏ quan điểm.

Lỗ hổng chính sách

Theo một nguyên lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH, tình trạng chấm dứt hợp đồng với LĐ lớn tuổi sẽ nghiêm trọng hơn nếu Bộ luật Lao động sửa đổi (đang lấy ý kiến) được thông qua. Theo đó bộ luật lao động sửa đổi, chủ sử dụng lao đoộngchỉ được ký 2 hợp đồng xác định thời hạn liên tục, hợp đồng thứ 3 phải ký không thời hạn. Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi sẽ mở hơn, nếu hợp đồng lao động có thời hạn hết hiệu lực, NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì xem như hợp đồng "tự động ký mới" với thời hạn như hợp đồng cũ. Chỉ khi NLĐ và chủ sử dụng ký lại hợp đồng mới, thì đó mới là hợp đồng không xác định thời hạn. "Nếu quy định mới này được thông qua, DN chỉ cần ký một hợp đồng có thời hạn, sau đó không ký lại hợp đồng mới, LĐ vẫn làm việc bình thường nhưng mãi mãi vẫn là hợp đồng có thời hạn. Như vậy, chủ sử dụng thích chấm dứt hợp đồng khi nào cũng được", ông Quảng phân tích.

PGS-TS Nguyễn Thị Lan Hương - Viện Khoa học Lao động - Xã hội thì cho rằng, pháp luật lao động đã quy định rõ khi sử dụng lao động dài hạn thì người sử dụng lao động bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với NLĐ. Theo đó, sau 2 hợp đồng có xác định thời hạn (ngắn hạn) thì người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động dài hạn, không xác định thời hạn với người lao động. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu DN muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường theo điều khoản của hợp đồng cho NLĐ. Đặc biệt, để quyền lợi của NLĐ đảm bảo thì DN phải đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ.

......

NLĐ cần hiểu luật để bảo vệ mình

"Muốn DN thực hiện đúng thì tổ chức Công đoàn cần bám sát cơ sở, phát hiện kịp thời những doanh nghiệp nào nợ, trốn đóng các loại hình bảo hiểm mà pháp luật quy định… để cùng phối hợp với chính quyền có biện pháp yêu cầu, răn đe, xử lý. Ngoài ra, NLĐ cũng cần phải "tự thân vận động", tập trung nâng cao tay nghề, chịu khó học hỏi để tạo ra những sản phẩm tốt. Mặt khác, NLĐ cũng cần phải tìm hiểu Luật Lao động hoặc nhờ các trung tâm tư vấn pháp luật của công đoàn tư vấn để đảm bảo các điều khoản, quyền lợi trong hợp đồng lao động với DN" – bà Hương khẳng định.

Nguồn: XUÂN LÂM/ báo Ngày nay ngày 6/10/2017
...........

Tin tức

Năm 2017
  1. Lao động phi chính thức: yếu thế và dễ tổn thương (10/2017)
  2. 5 bước doanh nghiệp cần làm để cấp mã số BHXH cho NLĐ (10/2017)
  3. Đơn giản hóa thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp (9/2017)
  4. Khó đạt mục tiêu trên 50% NLĐ tham gia BHXH
  5. 3 năm, có 2,5 triệu NLĐ xin lĩnh BHXH một lần (9/2017)
  6. Hàng chục ngàn nhân viên Mai Linh taxi, Vinasun taxi phải nghỉ việc vì ... Uber, Grab (9/2017)
  7. Công đoàn: Nhọc nhằn nhận ủy quyền khởi kiện (9/2017)
  8. Nghỉ hưu sau năm 2017, lương hưu của nữ giảm đến 10% so với hiện nay (9/2017)
  9. BHXH: Cuộc chơi bí mật của Nhà nước! (9/2017)
  10. Ai bảo vệ lao động tự do? (9/2017)
  11. Hết thời lao động giá rẻ? (9/2017)
  12. Cán bộ công đoàn đang bị quá tải (9/2017)
  13. BHXH Việt Nam: khuyến cáo NLĐ không nên nhận trợ cấp một lần (9/2017)
  14. Hơn 180.000 cử nhân thất nghiệp (9/2017)
  15. Từ 1/9/2017: Đồng loạt đổi mã thẻ BHYT (9/2017)
  16. Công nhân mơ hồ với Cách mạng công nghiệp 4.0 (9/2017)
  17. Lương tối thiểu không tạo ra nhiều tác động tích cực (9/2017)
  18. 80% nữ công nhân trên 35 tuổi bị buộc nghỉ việc (9/2017)
  19. Thanh toán điện tử trong thu nộp và chi trả các chế độ bảo hiểm (9/2017)
  20. Gần 6.000 công nhân ngưng việc nhiều ngày đã đi làm trở lại (9/2017)
  21. Sở LĐTBXH TP.HCM hướng dẫn thủ tục cấp phép lao động nước ngoài qua mạng điện tử (9/2017)
  22. “Làn sóng ngầm” doanh nghiệp cho hàng ngàn công nhân lớn tuổi nghỉ việc (9/2017)
  23. Cách mạng 4.0 đến, một doanh nghiệp lớn ở Hà Nội đã sa thải 80% công nhân vì robot (9/2017)
  24. Người lao động tự do đang ... ở bên lề! (9/2017)
  25. Cấp mã số trên Sổ BHXH, Thẻ BHYT: giúp chống lạm dụng, trục lợi Quỹ BHXH, BHYT (8/2017)
  26. Hướng dẫn xác nhận sổ BHXH khi doanh nghiệp nợ BHXH (8/2017)
  27. Quy định quản lý thời gian đóng BHXH, BHYT, BHTN (8/2017)
  28. “Bó tay” với trục lợi trợ cấp thất nghiệp? (8/2017)
  29. Vì sao NLĐ thích nhận trợ cấp BHXH một lần (8/2017)
  30. Từ 31/8/2017: Việc kiểm định kỹ thuật An toàn lao động thuộc quản lý của Bộ Công Thương (8/2017)
  31. 600.000 lao động rút khỏi bảo hiểm xã hội mỗi năm (8/2017)
  32. Hơn 90% người lao động không muốn tăng tuổi nghỉ hưu (8/2017)
  33. Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân tham gia BHXH, BHYT (8/2017)
  34. Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài qua mạng (8/2017)
  35. Mức hưởng BHYT đối với thân nhân viên chức quốc phòng (8/2017)
  36. Một số thay đổi về cấp sổ BHXH và thẻ BHYT theo mã số (8/2017)
  37. Người dân có thể mua BHYT tại bưu điện xã (8/2017)
  38. Đề xuất tăng lương tối thiểu 2018 lên 6,5%, từ 180.000-230.000 đồng (8/2017)
  39. Lương không đủ sống, công nhân tăng năng suất lao động kiểu gì? (8/2017)
  40. Điều chỉnh cách tính lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ 1/7/2017
  41. Tạm dừng phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia vì chưa tìm được tiếng nói chung (7/2017)
  42. Chỉ 16,1% người lao động có tích lũy, thu nhập rất thấp (7/2017)
  43. Từ 01/01/2018: có thể bị phạt tù đến 03 năm nếu sa thải người lao động trái pháp luật
  44. Vì sao hơn 2,5 triệu lao động xin lĩnh BHXH một lần? (7/2017)
  45. 'Robot cướp việc' con người đã đến Việt Nam: 90% công nhân ở một nhà máy Bình Dương đã phải nghỉ việc vì robot! (7/2017)
  46. Bán công ty để... thoát nợ BHXH (7/2017)
  47. Tổng LĐLĐ Việt Nam lên tiếng việc ”sa thải” công nhân ở tuổi 35-40 (7/2017)
  48. Tình trạng sa thải NLĐ trên 40 tuổi: Sửa luật để doanh nghiệp không thể lách luật (7/2017)
  49. Dân số Việt Nam đang già với tốc độ nhanh gấp 4 lần nước giàu (7/2017)
  50. Người lao động ồ ạt lĩnh BHXH 1 lần (7/2017)
  51. Lương tối thiểu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực (7/2017)
  52. TP.HCM: Trả hồ sơ tuất trực tiếp cho thân nhân qua bưu điện (7/2017)
  53. TP. Hồ Chí Minh kiến nghị điều chỉnh chính sách BHXH (7/2017)
  54. Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất 13,3%, VCCI chỉ muốn dưới 5% (6/2017)
  55. Nhiều lao động rời xa quỹ hưu trí, chọn hưởng BHXH một lần (6/2017)
  56. Phát hiện nhiều trường hợp trục lợi Bảo hiểm y tế (6/2017)
  57. Xuất khẩu lao động: Tranh giành hợp đồng, người lao động lãnh đủ (6/2017)
  58. Người lao động cũng muốn "trốn" tham gia BHXH (6/2017)
  59. Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN (5/2017)
  60. Trục lợi 'chùm khế ngọt' bảo hiểm y tế hàng trăm tỉ (5/2017)
  61. BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài: yếu cơ sở, thiếu ngoại trừ (5/2017)
  62. Giảm mức đóng BHXH bắt buộc cho doanh nghiệp (5/2017)
  63. Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động (4/2017)
  64. Nhức nhối nợ bảo hiểm xã hội (4/2017)
  65. Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Phải có tiêu chí cho người “ở lại” (4/2017)
  66. Doanh nghiệp gian lận hay trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự (từ 1/1/2018)
  67. Doanh nghiệp nợ BHXH: Quá khó khi năng suất lao động thấp và tỷ lệ đóng cao (12/2016) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét