Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Hợp đồng lao động đầu tiên là gì?

Ls. Trần Hồng Phong

Khái niệm "HĐLĐ đầu tiên" mà chúng tôi muốn nói tới trong bài viết này, là xét về phương diện tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc của một NLĐ, đặt dưới sự quản lý Nhà nước trong pháp luật lao động.

<< HĐLĐ đầu tiên tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc của bạn được giao kết khi nào? (ảnh minh hoạ)





Theo quy định tại Điều 15 BLLĐ 2012, chúng ta biết rằng "Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động".

Trong cuộc đời làm việc của một người (NLĐ), chắc chắn NLĐ sẽ ký kết nhiều HĐLĐ, có thể với nhiều NSDLĐ khác nhau. Đây là điều bình thường, tất yếu.

Như vậy, trong số nhiều HĐLĐ mà NLĐ tham gia ký kết, sẽ có một hợp đồng được xác định là "HĐLĐ đầu tiên".

Khái niệm "HĐLĐ đầu tiên" có ý nghĩa tương đối, và trong mỗi trường hợp cụ thể sẽ có thể có cách hiểu khác nhau, tuỳ thuộc vào 3 yếu tố chính cần xem xét sau đây:

- Đối với bản thân NLĐ.
- Đối với NSDLĐ.
- Việc tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc của NLĐ.

Nói chung, HĐLĐ đầu tiên hiểu một cách đơn giản là HĐLĐ mà NLD ký kết lần đầu tiên, trong số các HĐLĐ là NLĐ đã tham gia ký kết.

Ví dụ: Anh A là cử nhân vừa tốt nghiệp đại học, lần đầu tiên đi làm và ký HĐLĐ có thời hạn 1 năm với công ty B (lần 1). Sau khi HĐLĐ hết hạn, anh A tiếp tục ký HĐLĐ mới với công ty B có thời hạn 1 năm (lần 2). Sau khi HĐLĐ lần 2 hết hạn, anh A nghỉ việc tại công ty B, sau đó xin vào làm việc tại công ty C, và ký HĐLĐ với công ty C có thời hạn 1 năm (lần 3). Trong tất cả các HĐLĐ đã ký, anh A đều có tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc.

Từ ví dụ trên ta thấy:

- HĐLĐ lần 1 mà anh A ký với công ty B chính là "HĐLĐ đầu tiên" của anh A tại công ty B. Đồng thời cũng chính là HĐLĐ đầu tiên trong cuộc đời của anh A.

- HĐLĐ lần 3 mà anh A ký với công ty C là HĐLĐ "đầu tiên" của anh A ký với công ty C. Nhưng lại không phải là HĐLĐ đầu tiên của anh A với tư cách là một NLĐ.

Nhưng đó là chúng ta xét về phương diện: đối với bản thân anh A; và đối với công ty B, công ty C.

Trong khi đó, nếu chỉ xem xét về phương diện tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc, thì HĐLĐ lần 1 chính là HĐLĐ đầu tiên của anh A (đã tham gia BHXH, BHYT và BHTN).

Hay nói khác đi,  xét về phương diện tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc của một NLĐ cụ thể, thì khi nói tới khái niệm "HĐLĐ đầu tiên" của NLĐ nói chung (của anh A nói riêng) - chính là HĐLĐ lần 1. Là HĐLĐ mà "lần đầu tiên" NLĐ (ở đây là anh A) đã tham gia BHXH, BHYT và BHNT bắt buộc.

Trong pháp luật về lao động, đưa ra khái niệm "HĐLĐ đầu tiên" - xét về phương diện tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc và quản lý Nhà nước - là nhằm mục đích quản lý quá trình tham gia, đóng BHXH, BHYT và BHTN của NLĐ trong suốt cuộc đời của họ. Cũng chính là để bảo đảm việc NLĐ (và cả phía NSDLĐ) tham gia, thực hiện và hưởng các quyền lợi của mình trong các loại hình bảo hiểm (BHXH, BHYT và BHTN) mà mình tham gia.

Nói tóm lại: Khi chúng ta nói tới khái niệm "HĐLĐ đầu tiên" của một NLĐ, thì thông thường chúng ta hiểu rằng: đó chính là HĐLĐ đầu tiên mà NLĐ đã tham gia đóng BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc - theo quy định của pháp luật.

.....

Văn bản pháp luật liên quan:
* Quy định tại Nghị định 44/2013/NĐ-CP:

Điều 4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động

1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

3. Việc thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này được quy định như sau:

a) Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung nội dung về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

b) Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác cho người sử dụng lao động của hợp đồng lao động kế tiếp để thực hiện.

4. Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi kèm các bản sao hợp đồng lao động đã giao kết hoặc đã sửa đổi, bổ sung hoặc đã chấm dứt cho người sử dụng lao động còn lại biết.

...

* Quy định tại Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 44/2013/NĐ-CP:

Điều 3. Hợp đồng lao động giao kết đầu tiên và hợp đồng lao động kế tiếp


1. Hợp đồng lao động giao kết đầu tiên mà người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP là hợp đồng lao động có thời điểm ký kết đầu tiên trong số hợp đồng lao động mà người lao động đã tham gia ký kết.

2. Hợp đồng lao động kế tiếp mà người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP là hợp đồng lao động có thời điểm ký kết liền kề ngay sau hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi.

....

Hợp đồng lao động

  1. Quy định về Hợp đồng lao động
  2. Hợp đồng lao động & nội dung hợp đồng lao động (sơ đồ tóm lược)
  3. Quy định về HĐLĐ đối với giám đốc doanh nghiệp Nhà nước
  4. Ai là người có thẩm quyền giao kết/ký Hợp đồng lao động?
  5. Quy định về uỷ quyền trong giao kết Hợp đồng lao động
  6. Các giai đoạn của một HĐLĐ (sơ đồ tóm lược)
  7. Quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
  8. Phụ lục hợp đồng lao động là gì?
  9. Bản mô tả công việc (Job description) - Phụ lục quan trọng của HĐLĐ
  10. Sửa đổi, kéo dài thời hạn hợp đồng lao động
  11. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
  12. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLD của Người lao động (sơ đồ tóm lược)
  13. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ
  14. Chấm dứt HĐLĐ do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
  15. Thế nào là: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
  16. Quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
  17. Quyền tạm hoãn, hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của lao động nữ mang thai
  18. Hợp đồng lao động với NLĐ cao tuổi
  19. Hợp đồng lao động vô hiệu
  20. Trình tự, thủ tục tuyên bố HĐLĐ vô hiệu của Thanh tra lao động & xử lý HĐLĐ vô hiệu
  21. Trách nhiệm của NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ
  22. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm & Cách tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm
  23. Quy định về cho thuê lại lao động

Lưu ý: Liên quan đến HĐLĐ, trên site này còn có rất nhiều biểu mẫu - mời tham khảo trong mục Biểu mẫu. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét